Loading


Tài sản cố định được hiểu và quy định như thế nào theo văn bản của pháp luật?

Tài sản cố định được hiểu và được Nhà nước quy định như thế nào theo văn bản của pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Tài sản cố định được hiểu và quy định như thế nào theo văn bản của pháp luật?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chê độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, quy định.

    Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

    Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

    - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên”.

    Căn cứ điểm 2.2, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT- BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về thuế TNDN, quy định.

    Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định TNCT.

    Các khoản chi không được trừ khi xác định TNCT bao gồm:

    Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là TSCĐ theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm”.

    Căn cứ quy định trên. Bạn mua 02 máy điều hoà hết 29 triệu, chi phí lắp đặt, ổ cắm điện, dây điện hết 3 trịệu, tồng tiền thanh toán đã chuyển khoản ngân hàng là 32 triệu, không đáp ứng đủ điều kiện xác định là TSCĐ. Trường hợp này là công cụ, dụng cụ bạn được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

    saved-content
    unsaved-content
    21