Loading


Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Hải quan được quy định như thế nào?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Hải quan được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Hải quan được quy định như thế nào?

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Hải quan được quy định tại Điều 33 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

    1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
    Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
    2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
    Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
    3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
    a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
    4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
    a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
    b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
    5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
    a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h, k và l khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

    Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Hải quan theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    27