Loading


Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó?

Nội dung chính

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực thẩm của thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

    1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực về an toàn thực phẩm đang thi hành công vụ có quyền:
    a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
    b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
    2. Chánh thanh tra Sở Y tế, Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh thanh tra Sở Công Thương, Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành liên quan đến an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có quyền:
    a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
    b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
    3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở (gồm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao va Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và tương đương), Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục thuộc Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao va Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông (gồm: Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Cục An toàn thực phẩm, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Báo chí, Cục Xuất bản, in và Phát hành và tương đương) có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền:
    a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức;
    b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
    5. Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và Phát hành và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền:
    a) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
    b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

    Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực thẩm của thanh tra chuyên ngành theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    18