Loading


Thang máy chữa cháy là gì? Thang máy chữa cháy phải được bố trí ở những khu vực nào trong một tòa nhà chung cư?

Thang máy chữa cháy là gì? Thang máy chữa cháy phải được bố trí ở những khu vực nào trong một tòa nhà chung cư?

Nội dung chính

    Thang máy chữa cháy là gì? Có sự khác biệt nào giữa thang máy thường và thang máy chữa cháy không?

    Theo tiết 1.4.24 tiểu mục 1.4 Mục 1 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định về hệ thống bảo vệ chống cháy như sau:

    Hệ thống bảo vệ chống cháy
    Hệ thống bảo vệ chống cháy bao gồm: hệ thống bảo vệ chống nhiễm khói, hệ thống họng nước chữa cháy bên trong, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, các hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống báo cháy và âm thanh công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn thang máy chữa cháy, phương tiện cứu nạn cứu hộ, giải pháp kết cấu, giải pháp thoát nạn, giải pháp ngăn khói, ngăn cháy lan.

    Đồng thời, tại tiết 1.4.62 tiểu mục 1.4 Mục 1 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định thang máy chữa cháy như sau:

    Thang máy chữa cháy
    Thang máy được lắp đặt chủ yếu để vận chuyển người nhưng được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các dấu hiệu để cho phép những thang máy đó được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp của lực lượng chữa cháy đến được các tầng của nhà khi có cháy xảy ra

    Theo Quy chuẩn vừa nên trên thì thang máy chữa cháy là hệ thống bảo vệ chống cháy.

    Thang máy được lắp đặt chủ yếu để vận chuyển người như những thang máy thường khác nhưng được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các dấu hiệu khác.

    Trong trường hợp khi có sự cố cháy nổ sảy ra thang máy chữa cháy sẽ được được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp của lực lượng chữa cháy.

    Thang máy chữa cháy trong tòa nhà chung cư chủ yếu dành cho ai sử dụng?

    Các thang máy chữa cháy trong các tòa nhà chung cư được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các lực lượng chữa cháy và các thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác cứu nạn và chữa cháy. Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 của QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, do Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư 06/2022/TT-BXD, mục đích chính của việc bố trí thang máy chữa cháy là để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên cứu hỏa và thiết bị chữa cháy tiếp cận nhanh chóng các tầng và mái của tòa nhà trong các tình huống xảy ra cháy nổ. Điều này giúp nâng cao hiệu quả trong công tác cứu hộ, giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường khả năng tiếp cận các khu vực cần xử lý khẩn cấp.

    Thang máy chữa cháy là gì? Thang máy chữa cháy phải được bố trí ở những khu vực nào trong một tòa nhà chung cư?

    Các thang máy chữa cháy trong tòa nhà chung cư là để cho những đối tượng nào sử dụng? (Hình từ internet)

    Thang máy chữa cháy phải được bố trí ở những khu vực nào trong một tòa nhà chung cư?

    Theo điểm A.2.12 Mục A.2 Phục lục A QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD được sử đổi bổ sung bởi Phụ lục A Quy chuẩn sửa đổi ban hành kèm theo Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BXD quy định về bố trí thang máy chữa cháy quy định như sau:

    Phụ lục A Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể
    ...
    A.2 Các quy định đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp
    ...

    A.2.12 Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Trường hợp bố trí chung giếng thang và sảnh thang thì việc bảo vệ các giếng thang, sảnh thang chung này phải tuân thủ các yêu cầu tại A.2.24 như đối với thang máy chữa cháy.

    Lối ra ngoài nhà từ tối thiểu một trong số các thang máy chữa cháy không được bố trí đi qua tiền sảnh chung của nhà.

    Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tàng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 45 m

    Theo đó, thang máy chữa cháy phải được bố trí trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập.

    Lối ra từ thang máy này đi ra ngoài nhà không được bố trí đi qua sảnh chung.

    Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 45 m.

    saved-content
    unsaved-content
    34