Thế chấp đất nông nghiệp có phải đăng ký biến động đất đai không?

Muốn thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp thì cần có điều kiện gì? Khi thế chấp có phải đăng ký biến động đất đai không?

Nội dung chính

    Muốn thế chấp đất nông nghiệp thì cần có điều kiện gì? 

    Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

    Do đó, người đang sử dụng đất nông nghiệp có quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tuy nhiên để việc thế chấp không trái với quy định của pháp luật thì cần có đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024:

    - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    - Trong thời hạn sử dụng đất;

    - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

    Thế chấp đất nông nghiệp có phải đăng ký biến động đất đai không? (hình ảnh từ Internet)

    Thế chấp đất nông nghiệp có phải đăng ký biến động đất đai không? (hình ảnh từ Internet)

    Thế chấp đất nông nghiệp có phải đăng ký biến động đất đai không?

    Căn cứ điểm p khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 thì một trong các trường hợp đăng ký biến động là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) mà thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
    Lưu ý: Trường hợp đăng ký biến động đất đai do thế chấp quyền sử dụng đất sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên Giấy chứng nhận đã cấp.
    Như vậy, người sử dụng đất nông nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận khi thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định pháp luật. 

    Mẫu Đơn đăng ký biến động đất đai mới nhất 2025

    Ngày 29/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

    Trong 24 biểu mẫu ban hành kèm theo Phụ lục của Nghị định 101/2024/NĐ-CP có Mẫu số 11/ĐK – Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

    Mẫu số 11/ĐK

    * Hướng dẫn kê khai đơn:

    (1) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì ghi “Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai...............” nơi có đất;

    Đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì ghi “Văn phòng đăng ký đất đai...” nơi có đất.

    (2) Ghi thông tin như trên giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi thông tin của bên nhận chuyển quyền.

    (3) Ghi thông tin như trên giấy chứng nhận đã cấp.

    Trường hợp mất giấy chứng nhận mà người được cấp giấy chứng nhận không có các thông tin về giấy chứng nhận đã cấp thì không kê khai nội dung tại mục này; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai để xác định các thông tin tại mục này, trong đó thông tin bắt buộc phải có là thông tin tại điểm 2.1 và 2.3.

    (4) Ghi nội dung biến động như: “nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho ...., cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất, cấp đổi Giấy chứng nhận ...”.

    (5) Ghi các loại giấy tờ nộp kèm theo Đơn này.

     

    saved-content
    unsaved-content
    64
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT