Loading


Theo quy định của pháp luật Việt Nam, buộc thôi học, tự thôi học đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, buộc thôi học, tự thôi học đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, buộc thôi học, tự thôi học đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?

    Buộc thôi học, tự thôi học đối với trình độ sơ cấp được hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:

    1. Người học bị buộc thôi học trong quá trình học, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học.
    b) Đã hết thời gian đào tạo tối đa đối với chương trình đào tạo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này.
    2. Người học không thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định, nếu thuộc một trong các trường hợp sau được đề nghị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp cho thôi học:
    a) Người học sinh tự xét thấy không còn khả năng hoàn thành chương trình đào tạo.
    b) Vì lý do khác phải thôi học kèm theo minh chứng cụ thể và được người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp chấp thuận.
    3. Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể về thủ tục, trách nhiệm của cơ sở đào tạo, người học và quyết định việc buộc thôi học, tự thôi đối với người học.
    4. Chậm nhất là một tháng sau khi người học có quyết định buộc thôi học hoặc tự thôi học, cơ sở đào tạo sơ cấp phải thông báo tới địa phương, nơi người học đăng ký hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú (nếu có).

    Trên đây là nội dung về buộc thôi học, tự thôi học đối với trình độ sơ cấp, được quy định tại Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    saved-content
    unsaved-content
    33