Loading


Thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin nào để định giá đất?

Thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin nào để định giá đất? Hồ sơ kết quả điều tra khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại xã, phường, thị trấn ra sao?

Nội dung chính

    Thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin để định giá đất?

    Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 71/2024/NĐ-CP về điều tra, khảo sát, thu nhập thông tin quy định như sau:

    Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
    1. Thu thập thông tin về các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất tại xã, phường, thị trấn theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
    2. Thu thập thông tin đầu vào theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 4 của Nghị định này được hình thành trong thời gian 24 tháng tính từ thời điểm khảo sát trở về trước. Trường hợp thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin theo thứ tự như sau: cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; Văn phòng Đăng ký đất đai; đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đơn vị, tổ chức đấu giá tài sản; sàn giao dịch bất động sản, doanh nghiệp bất động sản; thông tin thu thập qua điều tra, khảo sát.
    3. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về các khoản thu nhập, chi phí để xác định giá đất theo phương pháp thu nhập đối với trường hợp không đủ điều kiện áp dụng phương pháp so sánh nhưng xác định được các khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất.
    4. Việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thực hiện theo mẫu biểu từ Mẫu số 02 đến Mẫu số 03 của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Ngoài các nội dung điều tra, khảo sát quy định tại khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể bổ sung các thông tin khác vào phiếu điều tra để đáp ứng yêu cầu xây dựng bảng giá đất tại địa phương.

    Theo đó, trường hợp thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin theo thứ tự như sau:

    - Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá

    - Văn phòng Đăng ký đất đai

    - Đơn vị tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đơn vị, tổ chức đấu giá tài sản

    - Sàn giao dịch bất động sản, doanh nghiệp bất động sản

    - Thông tin thu thập qua điều tra, khảo sát

    Thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin để định giá đất?

    Thông tin có cùng thời điểm phát sinh thì ưu tiên lựa chọn nguồn thông tin để định giá đất? (Hình từ Internet)

    Căn cứ xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất như sau

    - Đối với nhóm đất nông nghiệp: Vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất được xác định theo từng khu vực và thực hiện như sau:

    + Vị trí 1 là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất

    + Các vị trí tiếp theo là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.

    - Đối với đất phi nông nghiệp: Vị trí đất được xác định gắn với từng đường, đoạn đường, phố, đoạn phố (đối với đất ở tại đô thị, đất thương mại, dịch vụ tại đô thị, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị), đường, đoạn đường hoặc khu vực (đối với các loại đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 71/2024/NĐ-CP) và căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện như sau:

    + Vị trí 1 là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất

    + Các vị trí tiếp theo là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.

    Hồ sơ kết quả điều tra khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại xã, phường, thị trấn bao gồm?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ kết quả điều tra khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại xã, phường, thị trấn như sau:

    Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại xã, phường, thị trấn
    1. Kiểm tra, rà soát toàn bộ phiếu điều tra và xác định mức giá của các vị trí đất sau khi thu thập thông tin giá đất quy định tại Điều 19 của Nghị định này. Mức giá của vị trí đất được xác định bằng bình quân số học mức giá của các thửa đất đã điều tra, khảo sát tại từng vị trí đất.
    Đối với loại đất mà tại một hay một số vị trí đất không có thông tin về giá đất quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định này thì căn cứ vào giá đất trong bảng giá đất hiện hành, mức giá của các vị trí đất khác đã được xác định của loại đất đó, áp dụng phương pháp so sánh để xác định mức giá của các vị trí đất còn lại.
    Đối với loại đất mà không có thông tin về giá đất quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này thì giá đất được xác định bằng phương pháp thu nhập dựa trên thông tin quy định tại khoản 3 Điều 19 của Nghị định này.
    …..
    3. Hoàn thiện hồ sơ kết quả điều tra khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại xã, phường, thị trấn. Hồ sơ gồm có:
    a) Phiếu thu thập thông tin về xã, phường, thị trấn;
    b) Phiếu thu thập thông tin về thửa đất;
    c) Bảng thống kê giá đất tại xã, phường, thị trấn;
    d) Báo cáo về tình hình và kết quả điều tra giá đất tại xã, phường, thị trấn.

    Theo đó, hồ sơ kết quả điều tra khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại xã, phường, thị trấn. Hồ sơ gồm có:

    - Phiếu thu thập thông tin về xã, phường, thị trấn;

    - Phiếu thu thập thông tin về thửa đất;

    - Bảng thống kê giá đất tại xã, phường, thị trấn;

    - Báo cáo về tình hình và kết quả điều tra giá đất tại xã, phường, thị trấn.

    saved-content
    unsaved-content
    36