Loading


Tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên bao gồm những khoảng thời gian nào?

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên gồm những thời gian nào? Giáo viên nghỉ việc riêng không lương liên tục bao nhiêu tháng trở lên thì sẽ không tính hưởng phụ cấp thâm niên? Mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng của giáo viên được tính như thế nào?

Nội dung chính

    Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên gồm những thời gian nào?

    Tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP có quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

    Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

    1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

    Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

    a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

    b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

    c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

    d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

    ...

    Như vậy, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ được tính bằng tổng các thời gian sau:

    - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

    - Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

    - Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm:

    + Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng;

    + Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

    - Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

    Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên gồm những thời gian nào? (Hình từ Internet)

    Giáo viên nghỉ việc riêng không lương liên tục bao nhiêu tháng trở lên thì sẽ không tính hưởng phụ cấp thâm niên?

    Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP có quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

    Thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

    1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

    ...

    2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

    a) Thời gian tập sự.

    b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

    c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

    đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

    e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

    Như vậy, giáo viên nếu nghỉ việc riêng không lương liên tục từ 01 tháng trở lên thì thời gian này sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

    Lưu ý: Việc tính hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP được áp dụng đối với:

    Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ sở giáo dục công lập đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bao gồm:

    - Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

    - Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

    Các đối tượng không thuộc các trường hợp trên mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 sẽ không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

    Mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng của giáo viên được tính như thế nào?

    Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP có quy định về công thức tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng của giáo viên như sau:

    Mức tiền phụ cấp thâm niên

    =

    Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

    x

    Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

    x

    Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

     

    saved-content
    unsaved-content
    25