Loading


Tố cáo hành vi quấy rối qua điện thoại như thế nào?

Em đang là giảng viên ở 1 trường đại học. Sau khi li hôn với chồng thì em liên tục bị những cú điện thoại từ nhiều sim gọi tới, nhắn tin phá rối và với những nội dung rất khiếm nhã (có thể nói là quấy rối tình dục). Vì em muốn làm rõ chuyện này, nên em đã lưu giữ lại tất cả các tin nhắn của số điện thoại này, với mục đích sẽ gửi đến cơ quan điều tra, nhờ giúp đỡ. Xin hỏi em cần phải làm thủ tục như thế nào?

Nội dung chính

    Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009 có quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau:

    1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

    3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

    4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hoá, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

    6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

    Như vậy, hành vinhắn tin phá rối và với những nội dung rất khiếm nhã đó là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi nhắn tin quấy rối mà hành vi này có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trong đó, Điều 40 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông có quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về truyền đưa thông tin trên mạng viễn thông như sau:

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dung hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Kích động mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;

    b) Đe dọa, quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, vu khống uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

    c) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu trộm, nghe trộm thông tin trên mạng viễn thông; đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân; ngăn cản bất hợp pháp việc truy nhập thông tin của tổ chức, cá nhân.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan;

    b) Gửi, phát tán tin nhắn rác;

    c) Dịch vụ cung cấp có nội dung thông tin bói toán, mê tín dị đoan; thông tin có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc để phục vụ chơi cờ bạc, lô đề.

    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

    b) Buộc thu hồi lợi nhuận do vi phạm mà có đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

    c) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

    Bên cạnh đó, hành vi nhắn tin nêu trên nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác ở mức độ nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định theo Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999.

    Như vậy, bạn có thể làm đơn bao gồm các nội dung chính sau: thông tin của người làm đơn, tường trình sự việc và những thông tin về hành vi quấy rối, yêu cầu của người làm đơn, lời cam đoan và cung cấp những chứng cứ cần thiết cho cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú để cơ quan công an can thiệp giải quyết làm rõ vụ việc trên.

    saved-content
    unsaved-content
    433