Tổ chức, cá nhân thuê nhà là tài sản công không dùng để ở vi phạm thì xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân thuê nhà là tài sản công không dùng để ở như thế nào?

Nội dung chính

    Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê nhà là tài sản công không dùng để ở?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 108/2024/NĐ-CP, thì nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê nhà là tài sản công không dùng để ở gồm:

    - Thông tin về bên cho thuê, bên thuê nhà.

    - Các thông tin về nhà, công trình xây dựng cho thuê.

    - Giá cho thuê và việc điều chỉnh giá cho thuê.

    - Phương thức và thời hạn thanh toán.

    - Thời hạn cho thuê; thời điểm giao, nhận nhà, đất.

    - Mục đích sử dụng nhà.

    - Điều kiện gia hạn Hợp đồng.

    - Quyền và nghĩa vụ của các bên.

    - Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng.

    - Phạt vi phạm Hợp đồng.

    - Các trường hợp chấm dứt Hợp đồng và các biện pháp xử lý.

    - Giải quyết tranh chấp.

    - Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng.

    - Các nội dung khác phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 108/2024/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.

    Như vậy, nội dung trên quy định về nội dung của hợp đồng thuê nhà là tài sản công không dùng để ở.

    Tổ chức, cá nhân thuê nhà là tài sản công không dùng để ở vi phạm thì xử lý như thế nào?

    Theo khoản 8 Điều 29 Nghị định 108/2024/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân thuê nhà bao gồm:

    - Tổ chức, cá nhân thuê nhà có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác nhà, đất thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước; gây thiệt hại cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức, cá nhân thuê nhà không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ, đúng hạn tiền thuê nhà, tự ý thay đổi mục đích sử dụng của tài sản thì không được gia hạn thời hạn cho thuê nhà; tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp thu hồi nhà quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 108/2024/NĐ-CP nhưng không trả lại nhà cho Nhà nước thì không được tham gia đấu giá hoặc đăng ký thuê nhà theo phương thức niêm yết giá của các tổ chức quản lý, kinh doanh nhà trong 05 năm tiếp theo, kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.

    - Thu hồi nhà cho thuê theo quy định tại Điều 17 Nghị định 108/2024/NĐ-CP.

    Như vậy, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về thuê nhà công sẽ phải chịu các hình thức xử lý bao gồm cả xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại, không được gia hạn hợp đồng thuê, và có thể bị thu hồi nhà.

    Tổ chức, cá nhân thuê nhà là tài sản công không dùng để ở vi phạm thì xử lý như thế nào? (hình từ internet)

    Tổ chức, cá nhân thuê nhà là tài sản công không dùng để ở vi phạm thì xử lý như thế nào? (hình từ internet)

    Thanh toán tiền thuê nhà và xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhà

    Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 108/2024/NĐ-CP quy định về việc thanh toán tiền thuê nhà như sau: 

    Tiền thuê nhà
    ...
    a) Tiền thuê nhà được thanh toán hàng quý trước ngày 10 của tháng đầu quý đó và phải được quy định cụ thể trong Hợp đồng thuê nhà, Phụ lục Hợp đồng thuê nhà. Trường hợp quá thời hạn quy định mà tổ chức, cá nhân thuê nhà không thanh toán đủ tiền thuê nhà thì xử lý theo quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
    b) Trường hợp quá 01 tháng, kể từ ngày phải thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này mà tổ chức, cá nhân thuê nhà không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ tiền thuê nhà, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà xác định, thu khoản tiền chậm nộp theo quy định tại Hợp đồng thuê nhà; mức tiền chậm nộp xác định tương đương khoản tiền chậm nộp đối với các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
    c) Trường hợp quá 02 tháng, kể từ ngày phải thanh toán theo quy định tại điểm a khoản này mà tổ chức, cá nhân thuê nhà không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ tiền thuê nhà, tổ chức quản lý, kinh doanh nhà làm thủ tục chấm dứt Hợp đồng thuê nhà và thu hồi lại nhà, đất đã cho thuê; bên thuê có trách nhiệm bàn giao lại nhà, đất thuê cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà; khoản tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên thuê nhà được sử dụng để thanh toán số tiền thuê nhà chưa thanh toán, tiền chậm nộp của bên thuê nhà. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân thuê nhà vẫn phải trả số tiền thuê nhà, tiền chậm nộp còn thiếu (nếu có) sau khi đã thanh toán từ số tiền đặt cọc.

    Theo đó, tổ chức, cá nhân thuê nhà phải tuân thủ nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhà đúng hạn. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo các quy định như trên, từ việc thu tiền chậm nộp cho đến việc chấm dứt hợp đồng và thu hồi tài sản cho thuê.

    saved-content
    unsaved-content
    32
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT