Tổ chức kinh tế phải lập phương án sử dụng đất gồm mấy nội dung khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp?

Phải lập phương án sử dụng đất bao gồm mấy nội dung khi tổ chức kinh tế thực hiện tập trung đất nông nghiệp?

Nội dung chính

    Tổ chức kinh tế phải lập phương án sử dụng đất gồm mấy nội dung khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp?

    Căn cứ khoản 2 Điều 77 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về thực hiện tập trung đất nông nghiệp quy định như sau:

    Thực hiện tập trung đất nông nghiệp
    1. Tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện tập trung đất nông nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất về các nội dung sau:
    a) Phương thức tập trung theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Luật Đất đai đối với từng người sử dụng đất, từng diện tích đất;
    b) Thời gian thực hiện tập trung đất nông nghiệp;
    c) Tỷ lệ diện tích đất mà người sử dụng đất phải đóng góp để xây dựng đường giao thông, thủy lợi nội đồng để bảo đảm thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất nông nghiệp;
    d) Phương án hoàn trả đất cho người sử dụng đất sau khi kết thúc việc tập trung đất nông nghiệp; việc hoàn trả đất phải bảo đảm giữ ổn định phương án sử dụng đất nông nghiệp đã tập trung;
    đ) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tham gia tập trung đất nông nghiệp đối với từng phương thức tập trung;
    e) Các thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
    2. Tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất gồm những nội dung sau:
    a) Xác định phạm vi, quy mô, địa điểm, ranh giới khu vực tập trung đất nông nghiệp;
    b) Hiện trạng sử dụng đất gồm: diện tích, mục đích, hình thức, thời hạn sử dụng đất, người quản lý, người sử dụng đất;
    c) Xác định phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được tập trung;
    d) Đề xuất sử dụng đất đối với diện tích đất do Nhà nước quản lý thuộc khu vực tập trung đất nông nghiệp;
    đ) Dự kiến hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống bờ vùng, bờ thửa; xác định diện tích đất chuyển sang sử dụng vào mục đích giao thông, thủy lợi nội đồng.
    ...

    Như vậy, tổ chức kinh tế thực hiện tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất gồm 05 nội dung cụ thể như sau:

    - Xác định phạm vi, quy mô, địa điểm, ranh giới khu vực tập trung đất nông nghiệp.

    - Hiện trạng sử dụng đất, bao gồm: Diện tích đất, mục đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, người quản lý, người sử dụng đất.

    - Xác định phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp được tập trung.

    - Đề xuất sử dụng đất đối với diện tích đất do Nhà nước quản lý thuộc khu vực tập trung đất nông nghiệp.

    - Dự kiến hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống bờ vùng, bờ thửa và xác định diện tích đất chuyển sang sử dụng vào mục đích giao thông, thủy lợi nội đồng.

    Tổ chức kinh tế thực hiện tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất gồm những nội dung gì?

    Tổ chức kinh tế thực hiện tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

    Thời hạn sử dụng đất của thửa đất ít hơn thời hạn sử dụng đất của phương án sử dụng đất thì người sử dụng đất phải làm gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 77 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về thực hiện tập trung đất nông nghiệp quy định như sau:

    Thực hiện tập trung đất nông nghiệp
    ...
    3. Trường hợp thời hạn sử dụng đất của thửa đất ít hơn thời hạn sử dụng đất của phương án sử dụng đất thì người sử dụng đất đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp với thời hạn sử dụng đất của phương án sử dụng đất; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai thì người sử dụng đất không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
    4. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai trình Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc ký cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở phương án sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp; chuyển 01 bộ hồ sơ kèm theo 01 bản sao Giấy chứng nhận đã cấp đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để lập, cập nhật hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    Theo đó, khi thời hạn sử dụng đất của thửa đất ít hơn thời hạn sử dụng đất của phương án sử dụng đất, người sử dụng đất phải đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp với thời hạn của phương án sử dụng đất.

    Tuy nhiên, đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

    Trong bao lâu nhận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận?

    Căn cứ khoản 2 Điều 78 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về hực hiện tích tụ đất nông nghiệp quy định như sau:

    Thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
    1. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua các phương thức sau đây:
    a) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
    b) Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp;
    c) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
    2. Tổ chức kinh tế thực hiện tích tụ đất nông nghiệp thông qua phương thức quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này phải lập phương án sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản chấp thuận, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    ...

    Như vậy, trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm có văn bản chấp thuận.

    Trường hợp không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    saved-content
    unsaved-content
    46
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT