Loading


Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính lĩnh vực GTVT theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như thế nào?

Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính lĩnh vực GTVT theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như thế nào?

Nội dung chính

    Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính lĩnh vực GTVT theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như thế nào?

    Căn cứ Điều 14 Thông tư 19/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ 10/07/2019 thì tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính lĩnh vực GTVT được quy định như sau:

    1. Tổng mức đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP, Thông tư 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 và Thông tư này, trong đó cần tính toán, làm rõ các nội dung:

    a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;

    b) Chi phí dự phòng, chi phí lãi vay và chi phí cần thiết được pháp luật cho phép liên quan huy động nguồn vốn (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới) trong thời gian xây dựng phải được xác định trên cơ sở tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ thực hiện dự án (phải xây dựng được dòng tiền trong thực hiện dự án).

    2. Tổng vốn đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo đúng quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và quy định khác có liên quan, trong đó cần tính toán làm rõ các nội dung:

    a) Xác định tổng mức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Phân định mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, vốn vay và phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);

    c) Cơ sở và sự cần thiết tính toán các chi phí liên quan đến vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án (nếu có).

    3. Phương án tài chính phải trình bày tối thiểu các nội dung quy định tại Mục VI, Phụ lục IlI, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018, trong đó:

    a) Luận chứng đầy đủ cơ sở xác định các tham số của mô hình tài chính dự án; trên cơ sở đó tính toán, đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và tính khả thi về huy động vốn của dự án, xác định thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận;

    b) Thuyết minh chi tiết về các khoản chi trong mô hình tài chính: tổng vốn đầu tư dự án kèm theo kế hoạch tài chính dự án (kế hoạch huy động vốn cho dự án), mức lãi suất dự kiến, điều kiện vay vốn và các khoản chi khác;

    c) Doanh thu của dự án: chi tiết mức giá phí dự kiến áp dụng phù hợp với loại hợp đồng dự án, mặt bằng chung và các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời căn cứ kết quả phân tích và dự báo nhu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này, thuyết minh và tính toán chi tiết các kịch bản khác nhau về doanh thu của dự án (ở mức căn bản, mức tối thiểu và mức tối đa);

    d) Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào không an toàn và yếu tố đầu ra (độ nhạy) phù hợp đối với các yếu tố đầu vào của mô hình tài chính (bao gồm cả phân tích trong trường hợp có phương án tài chính tối ưu và phương án tài chính không tối ưu);

    đ) Phân tích chi tiết về các tham số đầu ra của mô hình tài chính để đảm bảo khả năng vay vốn của dự án, tối thiểu gồm: tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu; tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR); tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tối thiểu hay tỷ suất nội hoàn vốn chủ sở hữu; tỷ suất nội hoàn tài chính của dự án (IRR); giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) và thời gian hoàn vốn (Thv).

    4. Trường hợp dự án được xác định cần có phần Nhà nước tham gia trong dự án để đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án, cần căn cứ mô hình tài chính và kết quả phân tích tài chính loại hợp đồng được lựa chọn đối với dự án, thuyết minh chi tiết các nội dung có liên quan đến phần Nhà nước tham gia trong dự án theo quy định tại Khoản 1, Mục IX, Phụ lục III, Thông tư số 09/2018/TT- BKHĐT ngày 28/12/2018, bao gồm:

    a) Sự cần thiết phải có phần Nhà nước tham gia trong dự án;

    b) Xác định giá trị tối đa, khả năng cân đối vốn; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân của nhà đầu tư;

    c) Các yêu cầu đối với phần Nhà nước tham gia trong dự án như: các phương án khác nhau và phương án được lựa chọn, giá trị, các công cụ được đề xuất, cơ chế giải ngân, cơ chế thanh toán.

     

    saved-content
    unsaved-content
    446