Loading


Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời đối với nhà chung cư có nguy cơ sập đổ thuộc về ai?

Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời đối với nhà chung cư có nguy cơ sập đổ thuộc về ai? Thực hiện phá dỡ nhà chung cư như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời đối với nhà chung cư có nguy cơ sập đổ thuộc về ai?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 27 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời
    1. Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Đối với nhà chung cư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời;
    b) Đối với nhà chung cư quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời cho đến khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Sau khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời trong thời gian thực hiện dự án; nếu đã có chỗ ở tạm thời thì chủ đầu tư chi trả kinh phí bố trí chỗ ở tạm thời;
    c) Đối với nhà chung cư quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 59 của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời.
    2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp đề xuất phương án bố trí chỗ ở tạm thời và dự kiến kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của địa phương để bố trí chỗ ở tạm thời.
    Kinh phí bố trí chỗ ở tạm thời được chủ đầu tư hoàn trả vào ngân sách nhà nước sau khi nghiệm thu, hoàn thành đưa nhà ở vào sử dụng đối với trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án không bằng nguồn vốn đầu tư công.

    Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Nhà chung cư thuộc trường hợp phải phá dỡ
    ...
    2. Các trường hợp phải phá dỡ nhà chung cư bao gồm:
    ...
    c) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;

    Như vậy, nhà chung cư có nguy cơ sập đổ không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời cho đến khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Sau khi lựa chọn được chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời trong thời gian thực hiện dự án; nếu đã có chỗ ở tạm thời thì chủ đầu tư chi trả kinh phí bố trí chỗ ở tạm thời;

    Cạnh đó, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp đề xuất phương án bố trí chỗ ở tạm thời và dự kiến kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của địa phương để bố trí chỗ ở tạm thời.

    Kinh phí bố trí chỗ ở tạm thời được chủ đầu tư hoàn trả vào ngân sách nhà nước sau khi nghiệm thu, hoàn thành đưa nhà ở vào sử dụng đối với trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án không bằng nguồn vốn đầu tư công.

    Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời đối với nhà chung cư có nguy cơ sập đổ thuộc về ai?

    Trách nhiệm bố trí chỗ ở tạm thời đối với nhà chung cư có nguy cơ sập đổ thuộc về ai? (Hình từ Internet) 

    Các hình thức bố trí chỗ ở tạm thời cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được quy định ra sao?

    Các hình thức bố trí chỗ ở tạm thời cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 98/2024/NĐ-CP bao gồm:

    - Bố trí chỗ ở tạm thời tại quỹ nhà ở tái định cư có sẵn hoặc quỹ nhà ở thuộc tài sản công trên địa bàn hoặc mua nhà ở thương mại hoặc đầu tư xây dựng quỹ nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách của địa phương hoặc nguồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ phát triển nhà ở của địa phương (nếu có) để dùng làm chỗ ở tạm thời;

    - Thanh toán tiền để chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư tự lo chỗ ở.

    Thực hiện phá dỡ nhà chung cư như thế nào?

    Theo quy định 75 Luật Nhà ở 2023, phá dỡ nhà chung cư được quy định như sau:

    (1) Sau khi hoàn thành việc di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm tổ chức phá dỡ nhà chung cư theo quy định sau đây:

    - Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tự thực hiện việc phá dỡ nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức có năng lực về xây dựng để thực hiện việc phá dỡ;

    - Trước khi thực hiện phá dỡ, chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư phải lập phương án phá dỡ gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phá dỡ theo đề nghị của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tổ chức thực hiện phá dỡ theo phương án phá dỡ đã được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phê duyệt.

    (2) Trường hợp phải phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư để bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng xung quanh thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án phá dỡ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để tổ chức việc phá dỡ.

    (3) Kinh phí phá dỡ nhà chung cư được xác định trong tổng mức đầu tư dự án. Chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có trách nhiệm hoàn trả kinh phí phá dỡ khẩn cấp quy định tại khoản (2) cho cơ quan nhà nước đã thực hiện phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư.

    (4) Trình tự, thủ tục phá dỡ nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    32