Loading


Trách nhiệm của thanh tra Bộ Quốc phòng trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng là gì?

Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng? Bộ Tư lệnh 86 có trách nhiệm gì trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của thanh tra Bộ Quốc phòng trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng là gì?

    Căn cứ Điều 15 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định trách nhiệm Thanh tra Bộ Quốc phòng như sau:

     Thanh tra Bộ Quốc phòng

    1. Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại khoản 1 Điều 5 của Quy chế này.

    2. Phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh 86 sửa đổi, nâng cấp Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Quốc phòng tại Trụ sở tiếp công dân- Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

    3. Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký, đăng nhập tài khoản và nộp hồ sơ điện tử tại Trụ sở tiếp công dân - Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng.

    Trách nhiệm của thanh tra Bộ Quốc phòng trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng là gì? (Hình ảnh từ internet)

    Bộ Tư lệnh 86 có trách nhiệm gì trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng?

    Theo Điều 16 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định trách nhiệm Bộ Tư lệnh 86 như sau:

    Bộ Tư lệnh 86

    1. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm an toàn thông tin cho Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    Bộ Tư lệnh 86

    2. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính xây dựng, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng số hóa hồ sơ giấy tích hợp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    3. Phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính tích hợp, đồng bộ thông tin, dữ liệu liên quan yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng, Cổng Dịch vụ công quốc gia.

    4. Tiếp nhận, khắc phục những sự cố do nguyên nhân kỹ thuật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong tìm nguyên nhân và giải pháp đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có trách nhiệm gì trong giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng?

    Tại Điều 17 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định trách nhiệm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội như sau:

    Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội

    1. Hỗ trợ Văn phòng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị trong toàn quân trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    2. Phối hợp Văn phòng Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh 86 và các cơ quan chức năng trong việc xác định, xử lý các vấn đề phát sinh, sự cố kỹ thuật của trang thiết bị và phần mềm của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trong Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì?

    Theo Điều 18 Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng ban hành kèm Quyết định 3689/QĐ-BQP năm 2022 quy định trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính như sau:

    Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính

    1. Đôn đốc, kiểm tra cán bộ, nhân viên thuộc quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng. Phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh 86 tích hợp, đồng bộ thông tin, dữ liệu liên quan, yêu cầu nghĩa vụ tài chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP.

    2. Giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, số hóa và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng theo quy định.

    3. Trường hợp đến hạn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính chưa hoàn thành phải chủ động gửi thông tin đến Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng và công bố trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trước ngày hẹn trả kết quả 01 ngày để tổ chức, cá nhân biết (việc gia hạn và hẹn ngày trả kết quả không quá một lần).

    4. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện và khắc phục những sự cố do nguyên nhân kỹ thuật của hệ thống hoặc lỗi của cán bộ, nhân viên thuộc quyền gây ra; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tìm nguyên nhân và giải pháp đảm bảo an toàn, thông suốt trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng.

    5. Thông báo, cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi của các thủ tục hành chính được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Quốc phòng. Bảo đảm chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến và việc bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện theo quy định pháp luật.

    6. Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật có liên quan về lưu trữ. Việc lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử có giá trị như lưu trữ dưới dạng văn bản giấy.

    Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng cần thực hiện trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính một cách hiệu quả. Họ phải đảm bảo việc số hóa và trả kết quả đúng hạn, đồng thời thông báo kịp thời nếu có sự chậm trễ. Việc rà soát, khắc phục sự cố và đảm bảo an toàn hệ thống thông tin là rất quan trọng. Ngoài ra, cần cập nhật thông tin thay đổi và lưu trữ hồ sơ điện tử theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính bảo mật và chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến.

    saved-content
    unsaved-content
    12