Loading

08:48 - 12/12/2024

Công điện 131/CĐ-TTg về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp

Công điện 131/CĐ-TTg về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Thủ tục hành chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Công điện 131/CĐ-TTg về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp

    Ngày 11 tháng 12 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm. 

    Trong thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện, trong đó chú trọng việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, TTHC nội bộ, phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC và đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, nhất là việc triển khai thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh tại 5 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương, Bắc Ninh).

    Công tác cải cách thủ tục hành chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

    + Việc đánh giá tác động quy định TTHC tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của một số bộ, ngành, địa phương còn hình thức;

    + Công tác tham vấn đối tượng chịu tác động chưa phát huy hiệu quả;

    + Một số quy định, TTHC còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

    Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, giảm phiền hà, giảm chi phí tuân thủ ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

    (1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các công việc cụ thể được nêu theo Công điện 131/CĐ-TTg.

    (2) Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tập trung nâng cao chất lượng thẩm định quy định về TTHC tại các đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chỉ ban hành TTHC thật sự cần thiết, hợp pháp, khả thi với chi phí tuân thủ thấp nhất.

    (3) Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Công điện này. Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của bộ, cơ quan, địa phương; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời.

    (4) Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) phát huy vai trò tư vấn, đề xuất các sáng kiến cải cách và chủ động nắm bắt, cung cấp thông tin, tài liệu chi tiết, rõ ràng về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân và đề xuất giải pháp (nếu có) để báo cáo Tổ công tác kịp thời tháo gỡ.

    (5) Văn phòng Chính phủ thực hiện theo các công việc theo Công điện 131/CĐ-TTg quy định.

    (6) Giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện theo Công điện 131/CĐ-TTg.

    Công điện 131/CĐ-TTg về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệpCông điện 131/CĐ-TTg về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp (Hình từ intetnet)

    Thủ tục hành chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
    2. “Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
    3. “Hồ sơ” là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
    4. “Yêu cầu, điều kiện” là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.

    Như vậy, thủ tục hành chính được định nghĩa là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

    Trong đó:

    - Trình tự thực hiện là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

    - Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

    - Yêu cầu, điều kiện là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.

    saved-content
    unsaved-content
    92