Loading


Trong kiểm tra sau thông quan việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi á dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Trong kiểm tra sau thông quan việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện như thế nào?

    Theo quy định hiện hành tại Thông tư 38/2015/TT-BTC thì việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan được quy định như sau:

    1. Việc lựa chọn kiểm tra sau thông quan dựa trên quản lý rủi ro theo khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan được dựa trên các tiêu chí sau đây:
    a) Người khai hải quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
    b) Người khai hải quan có dấu hiệu rủi ro tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
    c) Người khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục rủi ro nhưng chưa được kiểm tra khi thực hiện thủ tục hải quan.
    2. Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, theo khoản 3 Điều 78 Luật hải quan được thực hiện không quá 5% trên tổng số doanh nghiệp tuân thủ, trên cơ sở các tiêu chí sau:
    a) Mức độ tuân thủ, quy mô, lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
    b) Tần suất, thời gian thực hiện kiểm tra trong khi làm thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu;
    c) Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    d) Đặc điểm, tính chất, xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    đ) Các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

    Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế  đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    saved-content
    unsaved-content
    36