Loading


Trường hợp nào di chúc nhà đất bằng văn bản có giá trị như di chúc nhà đất được công chứng hoặc chứng thực?

Cho tôi hỏi, trường hợp nào di chúc nhà đất bằng văn bản có giá trị như di chúc nhà đất được công chứng hoặc chứng thực?

Nội dung chính

    Trường hợp nào di chúc nhà đất bằng văn bản có giá trị như di chúc nhà đất được công chứng hoặc chứng thực?

    Cụ thể tại Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp di chúc nhà đất bằng văn bản có giá trị như di chúc nhà đất được công chứng hoặc chứng thực gồm:

    - Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.

    - Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

    - Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

    - Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

    - Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

    - Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

    Trường hợp nào di chúc nhà đất bằng văn bản có giá trị như di chúc nhà đất được công chứng hoặc chứng thực?

    Trường hợp nào di chúc nhà đất bằng văn bản có giá trị như di chúc nhà đất được công chứng hoặc chứng thực? (Hình Internet)

    Những trường hợp nào không được thừa kế nhà đất?

    Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

    Người không được quyền hưởng di sản
    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Theo đó, những đối tượng sau đây sẽ không được thừa kế nhà đất:

    (1) Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    (2) Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    (3) Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    Tuy nhiên, cần lưu ý, những đối tượng trong những trường hợp trên vẫn được thừa kế nhà đất nếu người để lại nhà đất đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ thừa kế nhà đất theo di chúc.

    Đối tượng nào không được công chứng di chúc nhà đất?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015, các đối tượng sau đây không được công chứng nhà đất:

    Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    (1) Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    (2) Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    (3) Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    Từ chối công chứng di chúc nhà đất trong trường hợp nào?

    Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:

    Công chứng di chúc
    1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
    2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
    Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
    3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

    Theo đó, nếu thuộc một trong những trường hợp sau thì bị từ chối công chứng di chúc nhà đất:

    - Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc (người lập di chúc không được ủy quyền mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc).

    - Công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

    saved-content
    unsaved-content
    36