Loading


Người lập di chúc để lại ngôi nhà cho vợ và con, mẹ ruột phản đối được không?

Mẹ ruột có quyền phản đối di chúc nếu không được nhận phần di sản hợp pháp, theo quy định của pháp luật, bà có quyền yêu cầu được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế.

Nội dung chính

    Điều kiện để di chúc hợp pháp khi lập di chúc để lại ngôi nhà cho vợ và con là gì?

    Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    Bên cạnh đó, tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc hợp pháp được quy định như sau:

    - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. (*)

    - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    - Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện tại (*).

    - Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Như vậy, để di chúc để lại ngôi nhà cho vợ và con có hiệu lực pháp lý, người lập di chúc cần bảo đảm tuân thủ các quy định về điều kiện hợp pháp. Điều này bao gồm việc minh mẫn, không bị cưỡng ép, nội dung không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội và thực hiện đúng hình thức di chúc theo quy định. Việc đáp ứng các điều kiện này giúp bảo vệ ý chí của người lập di chúc và đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế.

    Di chúc là công cụ pháp lý quan trọng để thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc phân chia tài sản sau khi qua đời. Để di chúc có hiệu lực pháp lý, người lập di chúc cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều kiện hợp pháp của di chúc

    Người lập di chúc để lại ngôi nhà cho vợ và con, mẹ ruột phản đối được không?

    Người lập di chúc để lại ngôi nhà cho vợ và con, mẹ ruột phản đối được không? (Hình từ Internet)

    Người lập di chúc để lại ngôi nhà cho vợ và con, mẹ ruột phản đối được không?

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, mẹ ruột của người lập di chúc luôn thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Cụ thể, nếu di sản được chia theo di chúc, mẹ ruột có quyền được hưởng ít nhất hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, ngay cả khi người lập di chúc không cho mẹ ruột hưởng di sản hoặc chỉ cho mẹ hưởng phần ít hơn mức quy định.

    Trong trường hợp cụ thể, nếu tại thời điểm mở thừa kế, mẹ ruột còn sống nhưng di chúc chỉ để lại di sản thừa kế cho vợ và con của người lập di chúc, thì mẹ ruột có quyền yêu cầu được hưởng phần di sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Mẹ ruột có quyền phản đối di chúc và yêu cầu chia tài sản theo phần thừa kế mà pháp luật quy định, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

    Như vậy, quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như đối với trường hợp mẹ ruột là quy định quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của một số người trong diện thừa kế theo pháp luật có quan hệ thân thích, gần gũi với người chết khi họ không được hưởng di sản.

    Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế khi chồng chết có di chúc để lại ngôi nhà

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

    Đối chiếu đến khoản 2, khoản 3 Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng 2014, hồ sơ làm thủ tục công chứng kê khai di sản bao gồm:

    - Phiếu yêu cầu công chứng;

    - Giấy chứng tử của người i đã mất và giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế;

    - Di chúc (bản sao);

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu ngôi nhà;

    - Giấy tờ khác có liên quan.

    Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ thẩm định hồ sơ và niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi công chứng tại UBND xã nơi có đất.

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết công khai trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết.

    Nếu sau thời gian niêm yết không phát sinh bất kỳ khiếu nại hoặc tố cáo nào, công chứng viên sẽ tiến hành lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế và thông báo cho các bên liên quan về việc hoàn tất thủ tục. Khi đó, các bên cần nộp đầy đủ phí công chứng theo quy định.

    Lưu ý: Vì những người thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau nên nếu muốn tài sản để cho riêng cá nhân nào đó thì những người còn lại phải lập 01 văn bản từ chối nhận di sản (có công chứng).

    saved-content
    unsaved-content
    65