Loading


Trường hợp nào không được quyền hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ

Trường hợp nào không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ. Con cái được nhận thừa kế đất đai từ cha mẹ thì có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

Nội dung chính

    Trường hợp nào không được hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ

    Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Người không được quyền hưởng di sản
    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Như vậy, các trường hợp không được quyền hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ bao gồm:

    (1) Người bị kết án vì hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản.

    (2) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

    (3) Người bị kết án vì hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng di sản.

    (4) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, hoặc có hành vi giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Lưu ý: Nếu người để lại di sản biết hành vi của những người trên nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc, thì họ vẫn có quyền nhận di sản.

    Trường hợp nào không được quyền hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ

    Trường hợp nào không được quyền hưởng thừa kế đất đai từ cha mẹ (Hình ảnh từ Internet)

    Con cái được nhận thừa kế đất đai từ cha mẹ thì có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

    Theo khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định các trường hợp được miến thuế như sau:

    Thu nhập được miễn thuế
    1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
    2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
    3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
    4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    Theo như quy định trên thì thu nhập từ nhận thừa kế bất động sản, bao gồm đất đai, giữa các cá nhân như cha mẹ với con cái, là miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Như vậy, con cái không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế đất đai từ cha mẹ.

    Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
    b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
    d) Trong thời hạn sử dụng đất;
    đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, để thực hiện quyền thừa kế nhà đất, người sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện sau:

    (1) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương (như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở), trừ một số trường hợp đặc biệt như thừa kế quyền sử dụng đất trong các trường hợp quy định cụ thể tại các điều khoản khác.

    (2) Đất không có tranh chấp hoặc nếu có thì phải được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

    (3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án.

    (4) Đất đang trong thời hạn sử dụng.

    (5) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    saved-content
    unsaved-content
    68