Loading

16:27 - 20/12/2024

Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc có phải là chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từ 2025?

Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc có phải là chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từ 2025?

Nội dung chính

    Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc có phải là chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từ 2025?

     Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ như sau:

    Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
    1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
    a) Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
    b) Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
    c) Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
    2. Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
    3. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.

    Như vậy, theo như quy định nêu trên, ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc là một trong những chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ

    Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc có phải là chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từ 2025?

    Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc có phải là chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ từ 2025? (Hình từ Internet)

    Chính sách phát triển đường cao tốc từ 2025 được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 46 Luật Đường bộ 2024 quy định về chính sách phát triển đường cao tốc như sau:

    Chính sách phát triển đường cao tốc
    Chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật này và các quy định sau đây:
    1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật;
    2. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách;
    3. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây:
    a) Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
    b) Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ.

    Như vậy, chính sách phát triển đường cao tốc được quy định nêu trên.

    Việc đầu tư, xây dựng, phát triển đường cao tốc từ 2025 được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 47 Luật Đường bộ 2024 quy định về đầu tư, xây dưng, phát triển đường cao tốc như sau:

    - Việc đầu tư, xây dựng đường cao tốc phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Đường bộ 2024

    - Đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đường bộ 2024 và đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình sau đây:

    + Đường gom hoặc đường bên;

    + Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc;

    + Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe;

    + Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ;

    + Công trình kiểm soát tải trọng xe.

    - Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và quy hoạch, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư, xác định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy mô làn xe quy hoạch hoặc tiến độ dự án được xác định trong quyết định chủ trương đầu tư.

    - Việc đầu tư đường cao tốc qua đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị và quy định của pháp luật có liên quan; có giải pháp phù hợp để phát triển không gian, kết nối giao thông khu vực hai bên đường, bảo đảm môi trường.

    - Cấp quyết định đầu tư được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh tiểu dự án, dự án thành phần trong trường hợp kinh phí các tiểu dự án, dự án thành phần có sự thay đổi so với sơ bộ tổng mức đầu tư của tiêu dự án, dự án thành phần được duyệt nhưng không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư.

    Trường hợp quyết định tách dự án thành các tiểu dự án, dự án thành phần, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc giao cho một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án; chịu trách nhiệm rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất điều chỉnh tổng mức đầu tư giữa các tiểu dự án, dự án thành phần, bảo đảm không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư.

    Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

    saved-content
    unsaved-content
    55