Loading

18:21 - 06/12/2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất và phương án bồi thường không?

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất và phương án bồi thường không? Quyền tiếp cận thông tin đất đai?

Nội dung chính

    Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất và phương án bồi thường không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai
    ...
    2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm sau đây:
    a) Tham gia xây dựng pháp luật; thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản pháp luật về đất đai, dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng cấp, dự án có sử dụng đất do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư;
    b) Tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất;
    c) Tham gia ý kiến, giám sát quá trình xây dựng bảng giá đất và thực hiện bảng giá đất;
    d) Tham gia hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật;
    đ) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu hồi đất, trưng dụng đất; về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Như vậy, khoản 2 Điều 19 Luật Đất đai 2024 quy định về trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

    Theo đó, một trong những trách nhiệm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất.

    Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất và phương án bồi thường không? (Ảnh từ Internet)

    Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có phải tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất và phương án bồi thường không? (Ảnh từ Internet)

    Công dân có được quyền tiếp cận thông tin đất đai về phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Quyền tiếp cận thông tin đất đai
    1. Công dân được tiếp cận các thông tin đất đai sau đây:
    a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
    b) Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai;
    c) Giao đất, cho thuê đất;
    d) Bảng giá đất đã được công bố;
    đ) Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
    e) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
    g) Thủ tục hành chính về đất đai;
    h) Văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
    i) Các thông tin đất đai khác theo quy định của pháp luật.
    2. Việc tiếp cận thông tin đất đai thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì công dân có được quyền tiếp cận thông tin đất đai về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

    Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
    b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
    3. Trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    Theo đó, thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công được quy định như sau:

    (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định.

    (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất.

    Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Đất đai 2024.

    (3) Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    saved-content
    unsaved-content
    41