Loading


Việc bố trí, lắp đặt các thang máy chữa cháy tại nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải đảm bảo những quy định nào?

Thang máy chữa cháy lắp đặt tại nhà chung cư là gì? Việc bố trí, lắp đặt các thang máy chữa cháy tại nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải đảm bảo những quy định nào?

Nội dung chính

    Thang máy chữa cháy là gì?

    Theo tiết 1.4.62 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD, thang máy được lắp đặt tại nhà chung cư là thang máy chủ yếu vận chuyển người nhưng được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các dấu hiệu để cho phép những thang máy đó được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp của lực lượng chữa cháy đến được các tầng của nhà khi có cháy xảy ra.

    Thang máy chữa cháy có thuộc hệ thống bảo vệ chống cháy tại nhà chung cư hay không?

    Theo tiết 1.4.24 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD, thang máy chống cháy là một thành phần trong hệ thống bảo vệ chống cháy tại nhà chung cư.

    Việc bố trí, lắp đặt các thang máy chữa cháy tại nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải đảm bảo những quy định nào?

    Việc bố trí, lắp đặt các thang máy chữa cháy tại nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải đảm bảo những quy định nào?(Hình Internet)

    Việc bố trí, lắp đặt các thang máy chữa cháy tại nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải đảm bảo những quy định nào?

    Theo tiểu mục 6.13 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD (được sửa đổi bởi Mục 6 Quy chuẩn sửa đổi ban hành kèm theo Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BXD), mỗi khoang cháy của nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 50m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy.

    CHÚ THÍCH: Yêu cầu kỹ thuật khác như cấp điện, hệ thống điều khiển, truyền tín hiệu, liên lạc, thiết bị phục vụ bảo vệ chống cháy và những hệ thống tương tự phải bảo đảm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng được chọn lựa cho thang máy chữa cháy.

    Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải đảm bảo những quy định cơ bản sau:

    - Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy;

    - Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người. Thang máy chữa cháy có thể được bố trí với một sảnh thang máy riêng hoặc trong một sảnh chung với các thang máy chở người và hợp lại với nhau bằng một hệ thống điều khiển tự động theo nhóm;

    - Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 60m;

    - Nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của nhà;

    - Nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của nhà với điều kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó;

    - Trong mọi trường hợp, hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau và thông dụng, ví dụ thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng;

    - Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một thang máy chữa cháy;

    - Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa giếng thang máy tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.

    Trong trường hợp có cháy, các thang máy chữa cháy phải bảo đảm để người lính chữa cháy:

    - Là người duy nhất được quyền kiểm soát và vận hành để cùng với trang thiết bị của mình tiếp cận đến đám cháy một cách dễ dàng, quen thuộc, an toàn và nhanh chóng;

    - Được bảo vệ an toàn khi sử dụng trước tác động của lửa và khói bằng các giải pháp thích hợp, đặc biệt là khi ra khỏi các thang máy đó;

    - Có lối đi thông thoáng và an toàn để tiếp cận đến các thang máy đó cũng như đến các sàn được những thang máy đó phục vụ;

    - Không phải di chuyển quá hai tầng để tiếp cận đến tầng có thể bị cháy bất kỳ của nhà khi có từ 2 thang máy chữa cháy trở lên;

    - Được bảo vệ trong các giếng thang máy riêng (không chung với các loại thang máy khác) và trong mỗi giếng thang máy như vậy chỉ được bố trí không quá 3 thang máy chữa cháy. Kết cấu bao che giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120.

    Sảnh thang máy chữa cháy là một khoang đệm bảo đảm tất cả các quy định sau:

    - Có diện tích không nhỏ hơn 4 m2;

    - Khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thì diện tích không nhỏ hơn 6 m2;

    - Được bao che bằng các vách ngăn cháy loại 1;

    - Có lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;

    - Việc bố trí thang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội chữa cháy chuyên nghiệp và bảo đảm đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng trên tất cả các tầng của nhà;

    - Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư nhóm F1.3 và không nhỏ hơn 1 000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác;

    - Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m);

    - Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu.

    saved-content
    unsaved-content
    62