Loading

15:13 - 16/12/2024

Xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa trên chấp hành an toàn giao thông đường bộ

Một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh Trung học phổ thông là chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.

Nội dung chính

    Xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa trên chấp hành an toàn giao thông đường bộ

    Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh quy định như sau:

    Trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh
    1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình giảng dạy, tài liệu hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn bảo đảm phù hợp với đối tượng, nội dung quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
    2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý trường trung học phổ thông chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.
    3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.
    4. Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
    a) Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
    b) Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với gia đình học sinh việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông;
    c) Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.
    ...

    Như vậy, việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh được thực hiện dựa trên tiêu chí chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

    - Học sinh phải tuân thủ cam kết đã ký, bao gồm:

    + Không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

    + Không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.

    - Gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

    Trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ đưa nội dung này vào làm một trong các tiêu chí để đánh giá và xếp loại hạnh kiểm. Nếu học sinh vi phạm các quy định nêu trên, có thể ảnh hưởng đến mức độ xếp loại hạnh kiểm của các em.

    Xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa trên chấp hành an toàn giao thông đường bộ

    Xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa trên chấp hành an toàn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm quản lý chấp hành an toàn giao thông đường bộ của gia đình học sinh

    Căn cứ khoản 5 Điều 6 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh quy định như sau:

    Trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh
    ...
    5. Trách nhiệm của gia đình học sinh:
    a) Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh;
    b) Không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
    c) Thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

    Theo đó, trách nhiệm quản lý chấp hành an toàn giao thông đường bộ của gia đình học sinh được quy định như sau:

    - Phối hợp giáo dục và hướng dẫn:

    + Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan để giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

    + Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh.

    - Quản lý và giám sát:

    Không giao xe cho con em điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

    - Nhắc nhở và trao đổi thông tin:

    + Thường xuyên nhắc nhở con em thực hiện đúng cam kết đã ký với nhà trường về việc chấp hành quy định an toàn giao thông.

    + Trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường về việc chấp hành pháp luật của học sinh khi tham gia giao thông.

    Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    91