Loading


Chỉ thị 02/2004/CT-BGTVT về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 02/2004/CT-BGTVT
Ngày ban hành 03/02/2004
Ngày có hiệu lực 23/02/2004
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đào Đình Bình
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2004/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2004 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Thực hiện Pháp lệnh thanh tra ngày 1/4/1990, Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, hàng năm Bộ Giao thông vận tải đều ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2003, các cơ quan, đơn vị đă triển khai khá tốt các cuộc thanh tra, kiểm tra về đầu tư xây dựng, tài chính doanh nghiệp. Việc thanh tra, kiểm tra đă giúp Bộ bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật quản lý ngành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của Bộ, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành giao thông vận tải còn có một số hạn chế: việc lập và triển khai kế hoạch tự kiểm tra ở một số cơ quan, đơn vị càn chậm, chưa bao quát những nội dung thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mành và định hướng của Bộ Giao thông vận tải; các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành chưa thực hiện đầy đủ phạm vi thanh tra, kiểm tra đến các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chưa bố trí lực lượng đủ mạnh để tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật; kết luận thanh tra, kiểm tra chưa sâu, chưa xác định rà được sai phạm của cá nhân, còn dừng lại ở những kiến nghị chung chung, chưa cụ thể; việc xử lý đối với các sai sót, vi phạm trong và sau thanh tra, kiểm tra chưa kiên quyết, kịp thời; công tác báo cáo chưa đúng quy định. Trong thời gian qua có cơ quan, đơn vị buông lỏng công tác kiểm tra, để xẩy ra vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật, phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại trong thời gian qua và thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2004 của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 4002/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2003 (sau đây gọi là Quyết định 4002), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị:

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ phải rà soát, kiện toàn lại tổ chức, bố trí cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra:

a) Cục trưởng các Cục Đường bộ Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường sông Việt Nam, Hàng hải Việt Nam và Hàng không Việt Nam phải rà soát, sắp xếp, bổ sung thêm cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trành độ chuyên môn cao để thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục.

b) Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông phải phân công cán bộ chuyên trách giúp Cục trưởng thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục.

c) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp ( Viện, Trường, Ban quản lý dự án, Báo GTVT, Tạp chí GTVT, Nhà Xuất bản GTVT, Trung tâm Tin học, Sở y tế GTVT) và Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Bộ phải bố trí cán bộ phụ trách công tác kiểm tra của đơn vị. Người phụ trách công tác kiểm tra phải có chức vụ từ Trưởng phàng trở lên, có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức thực hiện, tổng kết, báo cáo theo quy định. Quyết định phân công cán bộ phụ trách công tác kiểm tra (theo mẫu) gửi về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trong Quý I năm 2004.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2004, cụ thể như sau:

a) Các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải, khi xây dựng kế hoạch thanh tra chi tiết, cần mở rộng đối tượng thanh tra, kiểm tra, bao gồm cá nhân, tổ chức trực thuộc và cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có tham gia hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải theo phân cấp quản lý.

b) Thanh tra Bộ và các Vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định số 4002.

c) Các Cục và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo theo Quyết định số 4002 và chức năng nhiệm vụ được giao tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chi tiết của cơ quan, đơn vị mành. Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra phải tăng gấp 2 lần năm 2003. Kế hoạch chi tiết báo cáo về Bộ đúng thời hạn theo Quyết định số 4002.

d) Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giao thông Công chính căn cứ vào yêu cầu cụ thể trong quản lý nhà nước về giao thông vận tải của địa phương và Quyết định số 4002 khẩn trương tiến hành lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chi tiết, báo cáo Bộ GTVT theo quy định.

e) Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ:

- Phải xác định công tác kiểm tra là việc làm thường xuyên trong công tác quản lý, sản xuất và chỉ đạo điều hành của cơ quan, đơn vị mành.

- Tự kiểm tra việc đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư của cơ quan, đơn vị mành (xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản, đầu tư để tăng năng lực sản xuất kinh doanh...) và tiến hành kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc.

- Tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị mình và tiến hành kiểm tra đối với cơ quan đơn vị trực thuộc, trong đó phải chú ý kiểm tra công tác khoán, quản cấp đội; kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ tại cơ quan, đơn vị mành (đối với đơn vị sự nghiệp có thu).

- Các cơ quan, đơn vị đă được chỉ định kiểm toán độc lập phải khẩn trương ký kết hợp đồng với một tổ chức kiểm toán độc lập có năng lực để tiến hành kiểm toán.

3. Về việc thực hiện trình tự và thủ tục khi tiến hành thanh tra hoặc kiểm tra.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải có quyết định thành lập Đoàn hoặc cử Thanh tra viên, chuyên viên tiến hành thanh tra, kiểm tra; thường xuyên chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Kết thúc thanh tra, kiểm tra, các Đoàn thanh tra, kiểm tra phải có kết luận bằng văn bản, trong đó phải nàu rõ được tình hình chung của cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm tra, kết quả thu thập các chứng cứ, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, đúng, sai, xác định rà trách nhiệm cá nhân đối với sai sót, vi phạm và nguyên nhân, kiến nghị xử lý về hành chính, kinh tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành và các quy định của pháp luật.

4. Về việc xử lý trong và sau thanh tra, kiểm tra.

Trong quá trình thanh tra, các Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên phải xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Khi có kết luận thanh tra, kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có biện pháp khắc phục, xử lý nghiàm, kịp thời. Các cơ quan Thanh tra hoặc người phụ trách công tác kiểm tra phải theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra.

5. Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thực hiện đầy đủ pháp luật về chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết hợp công tác thanh tra, kiểm tra với công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình và cơ quan, đơn vị trực thuộc.

b) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cơ quan, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị phải quán triệt phương châm, giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm từ cơ sở, không để khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.

6. Về công tác báo cáo.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiàm chỉnh và chịu trách nhiệm trước Bộ về chế độ báo cáo định kỳ công tác thanh tra, kiểm tra. Giao cho Chánh Thanh tra Bộ theo dài công tác này, nếu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nào không thực hiện đầy đủ thà báo cáo và kiến nghị Bộ trưởng xử lý trách nhiệm theo quy định.

[...]
3