Loading


Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 10/CT-UBND
Ngày ban hành 21/07/2022
Ngày có hiệu lực 21/07/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CT-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN, GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2022

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong bối cảnh bị nh hưởng của dịch Covid-19, Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sát sao, thường xuyên, liên tục để thúc đy tiến độ thực hiện dự án và tỷ lệ giải ngân. UBND Thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị quan tâm, tập trung triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022[1], nội dung chỉ đạo, điều hành đã đầy đủ, phủ kín các chu trình của dự án, rõ địa chỉ, trách nhiệm của từng đơn vị.

Đến nay, các đơn vị đã có nhiều cố gắng đy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, công tác triển khai thực hiện còn hạn chế, chưa hiệu quả, thiếu quyết liệt, chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra; trách nhiệm trong phối hợp xử lý công việc và tổ chức thực hiện còn chưa chặt chẽ; kỷ luật trong công tác đầu tư công chưa nghiêm nên vẫn có một số dự án triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ thực hiện, dẫn đến giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đạt thấp, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch của toàn Thành phố. Lũy kế giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố từ đầu năm đến ngày 30/6/2022 đạt 10.777 tỷ đồng, bằng 21,1% kế hoạch giao, trong đó cấp Thành phố giải ngân đạt 18,3% kế hoạch và cấp huyện (gồm vốn ngân sách cấp huyện và ngân sách Thành phố hỗ trợ) đạt 23,4% kế hoạch. Đây là mức giải ngân thấp, không đạt được kết quả theo yêu cầu của Chính phủ, Thành ủy, HĐND Thành phố và UBND Thành phố.

Ngoài ra, đối với kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài, theo quy định sẽ chỉ được giải ngân đến hết ngày 31/12/2022, nhưng đến 30/6/2022, tỷ lệ giải ngân cũng rất thấp: Đối với ngân sách cấp Thành phố, mới giải ngân được 109,3 tỷ đồng, đạt 8,76%. Đi với ngân sách cấp huyện (gồm vốn ngân sách cấp huyện và ngân sách Thành phố hỗ trợ), giải ngân được 342,7 tỷ đồng, đạt 24,33%.

Yêu cầu đy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao là nhiệm vụ chính trị, cấp bách cần phải quan tâm, thực hiện trong 6 tháng cuối năm theo đúng chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố và HĐND Thành phố trên cơ sở báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố và UBND Thành phố tại các Báo cáo số: 513-BC/BCSĐ ngày 24/6/2022 và 202/BC-UBND ngày 20/6/2022. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định từ đầu năm; tăng cường hoạt động một cách quyết liệt và thực chất hơn của 06 Tcông tác về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành Thành phố, các chủ đầu tư dự án cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp sau:

1. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công

- Các đơn vị thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất về công tác giải ngân kế hoạch đầu tư công theo đúng thời gian, nội dung và các biu mẫu quy định. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức giao ban hằng tháng về tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mc.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các chủ đầu tư tăng cường tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư của Thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ và Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 10/2/2022 của UBND Thành phố về “Quy định phân công tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư của thành phố Hà Nội”, trong đó yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư đối với từng dự án định kỳ 6 tháng và cả năm, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu công khai kết quả giải ngân hàng tháng, hàng quý trên Cng thông tin điện tử Thành phố và tại cuộc họp giao ban hàng tháng của UBND Thành phố. Đồng thời định kỳ thực hiện gửi báo cáo kết quả giải ngân đến Thường trực Thành ủy, đng thời gửi đến các đồng chí y viên Ban Thường vụ Thành ủy và các đng chí Lãnh đạo Thành phố theo các địa bàn, đơn vị phụ trách để theo dõi, giám sát.

- Thực hiện nghiêm Kết luận số 52-KL/TU ngày 07/7/2022 của Thành ủy về Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII: “Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương, các cấp quản lý”, UBND Thành phố giao:

+ Các chủ đầu tư nghiên cứu các giải pháp có tính căn cơ, tính đột phá để giải ngân hết kế hoạch vn năm 2022 và năm 2021 kéo dài của các dự án được giao (đạt tlệ 100%) theo quy định của Luật Đầu tư công.

+ Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư xác định rõ nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan), tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập th, người đứng đầu, cá nhân liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án, giải ngân kế hoạch vốn không đạt trên 90% kế hoạch.

+ Sở Nội vụ chủ trì tham mưu UBND Thành phố xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng giải ngân vốn đầu tư công thấp (không đạt trên 90% kế hoạch).

+ Kho bạc Nhà nước Hà Nội tổng hợp kết quả giải ngân của các đơn vị gửi Sở Nội vụ để tng hợp, làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 của người đứng đầu và cán bộ công chức liên quan (đng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đ tng hợp, báo cáo UBND Thành phố).

2. Các Sở, ngành tăng cường đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công

- Sở Tài nguyên Môi trường:

+ Ch trì xây dựng “Báo cáo chuyên đề về đánh giá thực trạng và đxuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gkhó khăn, vướng mắc trong GPMB đối với các dự án trên địa bàn Thành phố (gồm cả các dự án cấp Thành phố và các dự án cấp huyện)”, báo cáo UBND Thành phố (đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đ tng hp chung), thời hạn hoàn thành trước ngày 05/8/2022.

+ Chủ trì đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã trong công tác bi thường, hỗ trợ GPMB; tổng hợp, tham mưu giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị về công tác GPMB.

+ Tiếp tục nghiên cứu, chủ động đề xuất, tham mưu UBND Thành phố các quy định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nội dung phân cấp, uy quyền trong thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo điều kiện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án.

- Sở Xây dựng chủ trì xây dựng “Báo cáo chuyên đề về đánh giá thực trạng và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy nhanh các thủ tục đu tư (trọng tâm là: phê duyệt dự án, phê duyệt điều chỉnh dự án, phê duyệt điều chỉnh dự toán gói thầu), báo cáo UBND Thành phố (đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đ tng hợp chung), thời hạn hoàn thành trước ngày 05/8/2022.

- Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì hướng dẫn tháo gkhó khăn, vướng mắc liên quan đến chỉ giới đường đỏ, sớm thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ đ đy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án.

- Công an Thành phố chủ trì hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép phòng cháy chữa cháy cho các dự án.

- Các sở chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, S Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, SThông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Th thao):

+ Chủ trì hướng dẫn, tạo mọi điều kiện hỗ trợ thủ tục cho các đơn vị, sớm thẩm định, trình phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán để sớm khởi công công trình.

+ Theo chức năng, nhiệm vụ dược giao khẩn trương nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tham mưu cho UBND Thành phố và Chính phủ, Bộ ngành Trung ương kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản.

- Sở Xây dựng:

+ Chủ trì, phối hợp với các sở chuyên ngành tổ chức thẩm định; hướng dẫn điều chỉnh các dự án (nếu có), điều chỉnh dự toán giá gói thầu để các dự án kịp thời được hoàn thiện thủ tục, tiếp tục thực hiện không bị gián đoạn, đảm bảo tiến độ.

[...]
1