Loading


Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 2220/TTCP-KHTH
Ngày ban hành 23/10/2024
Ngày có hiệu lực 23/10/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Đoàn Hồng Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2220/TTCP-KHTH

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2024

 

ĐỊNH HƯỚNG

CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA NĂM 2025

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp trọng tâm, có tính đột phá, cải cách để thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025). Thực hiện Văn kiện, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội 5 năm... ngành Thanh tra đã ban hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động, có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để giữ vững trật tự, kỷ cương nền hành chính, phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm, góp phần vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nước ta hiện nay vẫn đối mặt với những khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là xung đột quân sự, bất ổn leo thang ở một số quốc gia; cạnh tranh chiến lược các nước lớn gay gắt hơn; tăng trưởng kinh tế thế giới, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm và không đều; rủi ro nợ công còn hiện hữu; các yếu tố an ninh truyền thống, phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); đồng thời, là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và 80 năm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam. Vì vậy, để phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua và khắc phục hạn chế, thiếu sót, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần xác định rõ những nhiệm vụ phải thực hiện trong Định hướng chương trình thanh tra năm 2025, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các nội dung này.

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2022[1], Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xây dựng Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật; các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phải thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục pháp luật quy định; bảo đảm nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đổi mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra.

Trọng tâm là thanh tra công tác quản lý nhà nước và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực; phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm[2]; thanh tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước[3]; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong lĩnh vực tài chính công[4]; thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt[5]; thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại các tổ chức tín dụng, tập trung vào những vấn đề dễ phát sinh rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm[6]; tiếp tục thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ[7]; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai[8]; thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị[9]; thanh tra việc thực hiện pháp luật trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng[10]; thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dầu khí[11]; thanh tra công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định[12]; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường[13]; thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng[14]; thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc[15]; thanh tra chuyên đề việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều.

Tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra; chấp hành nghiêm quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra[16]. Qua thanh tra kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, thiếu sót trong quản lý nhà nước; có biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật còn bất cập, sơ hở. Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công tác thanh tra; giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tham nhũng, tiêu cực[17].

2. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ[18], Thủ trưởng các cơ quan nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; nâng cao trách nhiệm và chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, kịp thời, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt quy định về việc tiếp công dân của người đứng đầu; quan tâm kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là, triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động[19]... Đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực ngoài nhà nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

4. Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực[20]. Tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác thanh tra

a) Thanh tra Chính phủ

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên các lĩnh vực quan trọng, chủ yếu, cơ bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực được thanh tra; thanh tra việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cấp tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước; thanh tra việc chấp hành pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia theo các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số tỉnh, thành phố giai đoạn 2018-2023; thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện vốn nhà nước đầu tư tại một số công ty cổ phần, tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai; việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị; khai thác tài nguyên, khoáng sản; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...;

- Thanh tra vụ việc khác theo yêu cầu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra thuộc thẩm quyền. Thanh tra lại theo thẩm quyền; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi cần thiết.

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, bao gồm thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản, dự án đầu tư của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Thanh tra theo các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủ;

- Thanh tra theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại theo thẩm quyền; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ khi thấy cần thiết.

c) Cơ quan thuộc Chính phủ

- Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, cá nhân của cơ quan thuộc Chính phủ, bao gồm thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của cơ quan thuộc Chính phủ; thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản, dự án đầu tư của các cơ quan, đơn vị của cơ quan thuộc Chính phủ;

- Thanh tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan thuộc Chính phủ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ...);

- Thanh tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

(Đề xuất nội dung thanh tra của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có Phụ lục kèm theo).

[...]
2