Loading


Công văn 2397/BNN-LN năm 2024 tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2397/BNN-LN
Ngày ban hành 03/04/2024
Ngày có hiệu lực 03/04/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Quốc Trị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2397/BNN-LN
V/v tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2024

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao Lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017, trình Chính phủ tháng 12 năm 2024.

Để có cơ sở tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 trên phạm vi toàn quốc và hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai những nội dung sau:

1. Tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 tại địa phương.

2. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 (theo nội dung tại Đề cương gửi kèm) và gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Lâm nghiệp), số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và thư điện tử: pctt.ln@mard.gov.vn trước ngày 30/4/2024 để tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ Pháp chế;
- Cục Lâm nghiệp;
- Cục Kiểm lâm;
- Lưu: VT, LN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

 

ĐỀ CƯƠNG

TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP NĂM 2017 VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Văn bản số: 2397/BNN-LN ngày 03 tháng 04 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 15/11/2017, Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Khóa XIV, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019. Qua 05 năm thi hành, Luật Lâm nghiệp cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức bộ máy về lâm nghiệp được quan tâm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường. Công tác quy hoạch, điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng được triển khai ở nhiều địa phương. Chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện nghiêm. Các dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến rừng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Công tác bảo vệ, ngăn chặn nạn phá rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp có tiến bộ, giảm số vụ và mức độ thiệt hại. Diện tích và chất lượng rừng ngày càng tăng, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 42%. Kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng nhanh. Đời sống, việc làm, thu nhập của người dân ở khu vực có rừng, trong đó có các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, Luật Lâm nghiệp vẫn còn những hạn chế, bất cập. Mặt khác sau khi Luật Lâm nghiệp được ban hành, một số chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung có nội dung liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp cần được nghiên cứu, thể chế hóa và đưa vào Luật Lâm nghiệp để thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, như: Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2024,...

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Lâm nghiệp, việc tổ chức tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Lâm nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là rất cần thiết.

Phần thứ nhất

TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT LÂM NGHIỆP NĂM 2017

1. Ban hành văn bản; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp

1.1. Kết quả thực hiện

a) Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành (Biểu 01);

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lâm nghiệp (Biểu 02);.

1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lâm nghiệp

2. Quy hoạch lâm nghiệp

a) Kết quả đạt được (Biểu 03):

- Việc đưa nội dung về lâm nghiệp vào trong quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch lâm nghiệp và ý thức chấp hành quy hoạch của các cấp;

- Đánh giá vai trò của quy hoạch lâm nghiệp trong việc tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, phát triển lâm nghiệp tại địa phương.

b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

[...]
4