Loading


Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021

Số hiệu 195/KH-UBND
Ngày ban hành 20/10/2016
Ngày có hiệu lực 20/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2017-2021

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015-2020; Thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ Thành phố Hà Nội về việc triển khai Đề án trọng tâm trong nhiệm kỳ 2016-2021; Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2012 -2016 của UBND thành phố và kết quả khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của phụ nữ trong thời gian tới, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mc đích

- Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn Thành phố; đặc biệt là những phụ nữ ở các vùng xa trung tâm, tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua đó giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên pháp luật cho phụ nữ.

2. Yêu cầu

- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Việc phổ biến pháp luật được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung và các nhóm phụ nữ. Nội dung pháp luật được phổ biến phải đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với trình độ nhận thức của các tầng lp phụ nữ thuộc các thành phần trên địa bàn.

- Xây dựng và phát triển một số mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho phụ nữ tại cộng đồng.

II. NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG

1. Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ; khảo sát nhu cầu được phổ biến pháp luật của các nhóm đối tượng phụ nữ trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức tọa đàm, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố, chú trọng các nhóm phụ nữ đặc thù như: phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng dân tộc, phụ nữ vùng tôn giáo, nữ lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, phụ nữ ít tiếp cận thông tin pháp luật, phụ nữ nhập cư... tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn xa trung tâm Thành phố.

- Khảo sát thực trạng và xác định nhu cầu theo nhóm đối tượng phụ nữ (nữ nông dân, nữ dân tộc, nữ tôn giáo, nữ lao động, nữ công nhân, nữ kinh doanh...) về nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ. Đưa ra các giải pháp nhằm phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2017 (có biểu kèm theo)

2. Bi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng ct làm công tác tuyên truyền, ph biến pháp luật cho phụ nữ.

- Tổ chức tập huấn, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội phụ nữ, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trực thuộc các cấp Hội.

- Tổ chức các khóa tập huấn tại xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội phụ nữ và các ban ngành liên quan. Tập trung bồi dưỡng, trang bị, cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên của Hội phụ nữ tại cơ sở.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2021 (có biểu kèm theo)

3. Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi”.

- Tổ chức Hội thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi” bằng hình thức sân khấu hóa.

- Tổ chức thi viết tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình,...

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2021 (có biểu kèm theo)

4. Thành lập mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư

- Thành lập nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền, vận động phụ nữ và nhân dân chấp hành pháp luật tại cộng đồng;

+ Khảo sát thành lập các nhóm phụ nữ nòng cốt;

+ Thành lập nhóm tuyên truyền pháp luật nòng cốt (làm điểm, rút kinh nghiệm, chỉ đạo thành lập 5 đến 10 nhóm/năm);

+ Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền pháp luật (hàng năm, hỗ trợ kinh phí hoạt động của nhóm);

[...]
3