Loading


Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do tỉnh Bình Phước ban hành

Số hiệu 21/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2023
Ngày có hiệu lực 08/12/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 08 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Xét Báo cáo số 395/BC-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2023; Công văn số 4413/UBND-TH ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo số 466/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, vững chắc, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng đô thị, hạ tầng chuyển đổi số để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện quyết liệt công tác thu ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đôi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Điều 2. Các chỉ tiêu chủ yếu

I. Các chỉ tiêu kinh tế

1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8 - 8,5% so với năm 2023.

2. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm thủy sản chiếm 23,4%, Công nghiệp Xây dựng 43,77%, Dịch vụ chiếm 32,83%.

3. GRDP bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, tăng 6,5% so với năm 2023.

4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 38.500 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023.

5. Kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ 560 triệu USD, tăng 9% so với năm 2023.

6. Thu ngân sách 12.739 tỷ 600 triệu đồng, tăng 6,29% so với năm 2023.

7. Thu hút đầu tư trong nước 7.000 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2023; thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) 400 triệu USD.

8. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 1.100 doanh nghiệp.

9. Số hợp tác xã đăng ký thành lập mới trong năm 30 hợp tác xã.

II. Các chỉ tiêu xã hội, môi trường

10. Số hộ nghèo giảm trong năm là 500 hộ.

11. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì dưới 3%.

12. Lao động được giải quyết việc làm trong năm 43.000 người, tăng 4,88% so với năm 2023.

13. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 67%, tăng 2 điểm % so với năm 2023.

14. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 57,69%, tăng 12,59 điểm % so với năm 2023.

15. Số giường bệnh trên vạn dân 28,6 giường.

[...]
1