Loading


Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước Quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Số hiệu 25-LCT/HĐNN8
Ngày ban hành 25/10/1989
Ngày có hiệu lực 01/11/1989
Loại văn bản Pháp lệnh
Cơ quan ban hành Hội đồng Nhà nước
Người ký Võ Chí Công
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 25-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1989

 

PHÁP LỆNH

VỀ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CỦA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Để thực hiện chính sách đối ngoại, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước và các dân tộc trên thế giới, góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế;
Để bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế;
Căn cứ vào Điều 14 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1- Điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, thoả thuận, công hàm trao đổi và các văn kiện pháp lý quốc tế khác ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

2- Điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký kết với danh nghĩa;

a) Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (sau đây gọi là cơ quan cấp ngành).

Điều 2: Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế.

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết điều ước quốc tế với các nước và các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Chương 2:

KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Điều 3: Đề xuất ký kết điều ước quốc tế.

Việc đề xuất ký kết điều ước quốc tế được tiến hành như sau;

1- Điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, chủ quyền, biên giới, lãnh thổ quốc gia; về quyền và nghĩa vụ công dân do Bộ Ngoại giao đề xuất và trình Hội đồng bộ trưởng sau khi có ý kiến của cơ quan hữu quan.

2- Điều ước quốc tế về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật do các cơ quan cấp ngành đề xuất và trình Hội đồng bộ trưởng sau khi có ý kiến Bộ Ngoại giao.

3- Dự thảo điều ước quốc tế có điều khoản trái với pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có ý kiến của Bộ tư pháp trước khi trình Hội đồng bộ trưởng.

Điều 4: Thẩm quyền quyết định việc ký kết điều ước quốc tế.

1- Hội đồng Nhà nước quyết định việc ký kết điều ước quốc tế với danh nghĩa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những điều ước quốc tế có điều khoản trái với luật hoặc pháp lệnh.

2- Hội đồng bộ trưởng quyết định việc ký kết điều ước quốc tế với danh nghĩa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3- Thủ trưởng cơ quan cấp ngành quyết định việc ký kết điều ước quốc tế với danh nghĩa cơ quan cấp ngành sau khi được Hội đồng Nhà nước hoặc Hội đồng bộ trưởng cho phép.

Điều 5: Uỷ quyền đàm phán và ký điều ước quốc tế.

1- Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế phải được uỷ quyền;

a) Của Hội đồng Nhà nước, khi đàm phán và ký với danh nghĩa Nhà nước;

b) Của Hội đồng bộ trưởng, khi đàm phán và ký với danh nghĩa Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xác nhận uỷ quyền của Hội đồng bộ trưởng, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng trực tiếp ký uỷ quyền;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ