Loading


Thỏa thuận ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp - DSU

Số hiệu khôngsố22
Ngày ban hành 20/10/1994
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thoả thuận
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

THỎA THUẬN

GHI NHẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SU

Các Thành viên nhất trí như sau:

Điều I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ÁP DỤNG

1. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là những “hiệp định có liên quan”). Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và của Thỏa thuận này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên quan nào khác.

2. Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng với điều kiện phải tuân theo những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp được ghi trong các hiệp định có liên quan được nêu trong Phụ lục 2 của Thỏa thuận này. Trong chừng mực có sự khác nhau giữa những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này và những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2, thì những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong Phụ lục 2 phải được ưu tiên áp dụng. Đối với những tranh chấp liên quan đến những quy tắc và thủ tục của hai hay nhiều hiệp định có liên quan, nếu có mâu thuẫn giữa những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong những hiệp định có liên quan đang được xem xét đó, và khi các bên tranh chấp không thỏa thuận được với nhau về các quy tắc và thủ tục trong vòng 20 ngày kể từ khi thành lập ban hội thẩm, thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của 1 trong 2 bên, Chủ tịch của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp  quy định tại khoản 1 Điều 2 (trong Thỏa thuận này được gọi là “DSB”), sau khi tham vấn với các bên tranh chấp phải quyết định những quy tắc và thủ tục nào phải tuân theo. Chủ tịch phải quyết định theo hướng dẫn của nguyên tắc là những quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung cần phải được sử dụng khi có thể, và những quy tắc và thủ tục được nêu trong Thỏa thuận này cần được sử dụng ở mức cần thiết để tránh xảy ra mâu thuẫn.

Điều 2

QUẢN LÝ

1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.

2. DSB phải thông báo với các Hội đồng và ủy ban có liên quan của WTO về bất kỳ những diễn biến nào của tranh chấp liên quan tới các quy định của những hiệp định có liên quan tương ứng.

3. DSB phải họp khi cần thiết nhằm thực hiện các chức năng của mình trong thời hạn được nêu ra trong Thỏa thuận này.

4. Khi những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này quy định DSB phải ra quyết định, thì DSB phải ra quyết định này trên cơ sở đồng thuận.[1]

Điều 3

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp từ trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những quy tắc và thủ tục được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này.

2. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được làm tăng hoặc  giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.

3. Việc giải quyết nhanh chóng tình huống, khi có một Thành viên cho rằng các lợi ích trực tiếp hay gián tiếp của mình có được theo những hiệp định có liên quan đang bị xâm hại do những biện pháp của một Thành viên khác thực hiện, là vấn đề có ý nghĩa thiết yếu đối với việc thực hiện có hiệu quả chức năng của WTO và duy trì sự cân bằng thích hợp giữa các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên.

4. Các khuyến nghị hay phán quyết của DSB đưa ra phải nhằm đạt được việc giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo các quy định của Thỏa thuận này và của các hiệp định có liên quan.

5. Tất cả các giải pháp cho các vấn đề chính thức được nêu ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, bao gồm cả những quyết định của trọng tài, phải phải phù hợp với những hiệp định này và phải không được triệt tiêu hay làm giảm những lợi ích mà bất cứ Thành viên nào có được theo những hiệp định đó, hoặc không được ngăn cản việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của những hiệp định này.

6.  Những giải pháp được các bên chấp thuận để giải quyết những vấn đề chính thức được nêu ra theo những điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định có liên quan phải được thông báo cho DSB và những ủy ban, Hội đồng liên quan - nơi mà bất cứ Thành viên nào cũng có thể nêu ra quan điểm liên quan đến vấn đề đó.

7. Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những thủ tục này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một giải pháp tích cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định có liên quan thì rõ ràng cần  được ưu tiên. Nếu không đạt được một giải pháp các bên tranh chấp cùng nhất trí, thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp thường là bảo đảm việc rút lại những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù hợp với những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các quy định về bồi thường chỉ nên được sử dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là không thực tế và chỉ được sử dụng như là một biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút lại biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan. Biện pháp cuối cùng mà Thỏa thuận này quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải quyết tranh chấp là khả năng đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan trên cơ sở có sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều kiện được DSB cho phép thực hiện những biện pháp như vậy.

8. Trong trường hợp có sự vi phạm các nghĩa vụ được đảm nhận theo quy định của một hiệp định có liên quan, thì vụ kiện phải được coi là có chứng cứ ban đầu rõ ràng vè việc triệt tiêu hoặc xâm hại. Điều này có nghĩa là ở đây có nguyên tắc suy đoán là vi phạm các quy định đều có tác động tiêu cực tới các Thành viên khác là các bên của hiệp định có liên quan, và trong trường hợp này thì vấn đề sẽ phải tuỳ thuộc vào việc biện luận, phản ứng lại của Thành viên bị kiện.

9. Những quy định của Thỏa thuận này không làm phượng hại đến các quyền của các Thành viên muốn có việc giải thích theo thẩm quyền các điều khoản của hiệp định có liên quan thông qua việc ra quyết định theo Hiệp định WTO hoặc một hiệp định có liên quan là một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên.

10. Được hiểu rằng yêu cầu hòa giải và việc sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp không được nhằm mục đích hoặc được xem là những hành vi gây bấ đồng và nếu có tranh chấp phát sinh, tất cả Thành viên phải tham gia một cách thiện chí vào những thủ tục này để nỗ lực giải quyết tranh chấp. Cũng được hiểu là các đơn điện và đơn kiện lại về những vấn đề khác nhau thì không nên gắn với nhau.

11. Thỏa thuận này chỉ được áp dụng với những yêu cầu tham vấn mới theo các điều khoản tham vấn của các hiệp định có liên quan được đưa ra vào ngày hoặc sau ngày  Hiệp định WTO có hiệu lực. Đối với các tranh chấp mà yêu cầu tham vấn theo GATT 1947 hoặc theo các hiệp định trước đây của các hiệp định có liên quan được đưa ra trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, thì các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tương ứng có hiệu lực ngay trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực phải tiếp tục được áp dụng.[2]

12. Mặc dù đã có quy định của khoản 11, nhưng nếu một đơn kiện dựa trên bất kỳ một hiệp định có liên quan nào được một Thành viên đang phát triển khởi kiện chống lại một Thành viên phát triển, thì bên nguyên đơn có quyền viện dẫn, như một biện pháp thay thế cho các quy định của Điều 4, 5, 6 và 12 của Thỏa thuận này, các điều khoản tương ứng của Quyết định ngày 5 tháng tư năm 1966 (BISD 14S/18), trừ khi ban hội thẩm cho rằng thời hạn quy định trong khoản 7 của Quyết định đó không đủ để đưa ra báo cáo của mình và khi có sự đồng ý của bên nguyên đơn thì thời hạn đó có thể được kéo dài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các quy tắc và thủ tục của điều 4, 5, 6 và 12 của Thoả thuận này và các quy tắc và thủ tục tương ứng của Quyết định đó,  thì các quy tắc và thủ tục của Quyết định phải được ưu tiên áp dụng.

Điều 4

THAM VẤN

1.  Các Thành viên khẳng định quyết tâm của mình nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của các thủ tục tham vấn được các Thành viên sử dụng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ