Loading


Quyết định 3969/QĐ-BNN-KN năm 2020 về phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện giai đoạn năm 2021-2023 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 3969/QĐ-BNN-KN
Ngày ban hành 08/10/2020
Ngày có hiệu lực 08/10/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Quốc Doanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3969/QĐ-BNN-KN

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN NĂM 2021-2023

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Tờ trình số 601/TTr-KN ngày 06/10/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện giai đoạn năm 2021-2023 (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia công bố Danh mục dự án khuyến nông Trung ương và tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KN (PTH.05b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN NĂM 2021-2023
(Kèm theo Quyết định 3969/QĐ-BNN-KN ngày 08 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dự án

Mục tiêu của dự án

Nội dung hoạt động

Địa bàn thực hiện (tỉnh)

Thời gian thực hiện

Kết quả dự kiến

I

Lĩnh vực Trồng trọt - Bảo vệ thực vật

1.

Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Bắc Trung bộ

Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tập trung, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ để xây dựng mô hình sản xuất lúa đảm bảo chất lượng sản phẩm;

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh (Hợp tác xã, Tổ hợp tác) gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị

2021-2023

1. Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tập trung với diện tích khoảng 450ha/3 năm; năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha; hiệu quả kinh tế tăng 20% trở lên so với sản xuất lúa đại trà.

2. Liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm lúa của mô hình đạt khoảng 70% trở lên.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô dự án.

2.

Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc

Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối tập trung liên kết với doanh nghiệp trong chế biến tiêu thụ phục vụ chăn nuôi trong nước và xuất khẩu.

1. Xây dựng mô hình sản xuất tập trung các giống ngô sinh khối đạt năng suất cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn cho chăn nuôi gia súc;

2. Liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Đồng Nai

2021-2023

1. Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối với quy mô khoảng 1.000 ha trong 3 năm, năng suất sinh khối đạt trung bình 50 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế tăng 15-20% so với sản xuất ngô lấy hạt đại trà.

2. Liên kết thu mua sản phẩm cho nông dân.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan mô hình và quảng bá mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối ở các tỉnh thực hiện dự án.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô dự án được duyệt.

3.

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV trong sản xuất rau, lúa an toàn

1. Ứng dụng phân hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa và rau tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững.

2. Chuyển giao quy trình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV cho sản xuất rau, lúa an toàn phù hợp với từng địa phương;

1. Xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV trong sản xuất lúa và rau tại Hải Dương và TP. Hà Nội.

2. Tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV cho nông dân để ứng dụng trong sản xuất cây rau, lúa (quy trình phù hợp đối với từng địa phương);

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình;

Hà Nội, Hải Dương

2021-2023

1. Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV để sản xuất rau các loại quy mô 10 ha/tỉnh/năm, sản xuất lúa 20 ha/tỉnh/năm. Tổng quy mô 60 ha rau, 120 ha lúa;

- Hiệu quả kinh tế tăng 15% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình;

2. Tập huấn kỹ thuật sản xuất trong và ngoài mô hình cho 2.000 nông dân sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học BVTV trong sản xuất rau, lúa an toàn.

3. Tổ chức các hoạt động tham quan hội thảo và thông tin quảng bá nhân rộng mô hình ra các tỉnh.

4.

Xây dựng mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại một số tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ

- Xây dựng mô hình sản xuất măng tây xanh theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường và gia tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất ở một số tỉnh Nam Trung bộ.

1. Xây dựng các mô hình trồng măng tây xanh theo hướng hữu cơ.

- Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

2. Tổ chức tập huấn, đào tạo quy trình sản xuất măng tây theo hướng hữu cơ cho người dân trong và ngoài mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, hội thảo nhằm nhân rộng mô hình.

Ninh Thuận, Bình Thuận

2021-2023

1. Xây dựng được 4 mô hình măng tây xanh theo hướng hữu cơ với quy mô 30 ha.

- Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

2. Tổ chức 10 lớp tập huấn cho khoảng 300 lượt hộ dân trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền: tổ chức 4 hội thảo tham quan mô hình và 01 Hội nghị tổng kết dự án, viết bài, đưa tin giới thiệu kỹ thuật sản xuất và hiệu quả của mô hình.

- Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô dự án được duyệt.

5.

Xây dựng mô hình và phát triển vùng trồng rau trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP

- Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất rau trái vụ (so với vùng đồng bằng) theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng các sản phẩm công nghệ sinh học, ổn định và đa dạng về chủng loại sản phẩm.

- Nâng cao năng lực cho người sản xuất trong việc tiếp nhận và triển khai sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để sản xuất rau trái vụ so với vùng đồng bằng (các loại rau: cải xanh ăn lá, cải bắp, su hào, cà chua...) theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Tổ chức tập huấn đào tạo về kỹ thuật sản xuất các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho nông dân.

3. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, hội thảo nhằm nhân rộng mô hình.

Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình

2021-2023

1. Xây dựng được 9 mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để sản xuất rau trái vụ so với vùng đồng bằng (cải xanh ăn lá, cải bắp, su hào, cà chua...) theo tiêu chuẩn VietGAP, với quy mô 90 ha/3 năm.

- Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

2. Đào tạo tập huấn: tổ chức 18 lớp tập huấn cho khoảng 600 lượt hộ dân trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền: tổ chức 5-6 hội thảo và tham quan mô hình và hội thảo cấp vùng, viết bài, đưa tin giới thiệu TBKT và kết quả của mô hình...

4. Nhân rộng mô hình ít nhất 20% so quy mô triển khai tại mô hình.

6.

Xây dựng mô hình ứng dụng giá thể để sản xuất một số loại rau chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh phía Bắc

- Áp dụng TBKT mới có sử dụng giá thể để sản xuất rau chất lượng cao (cà chua, dưa chuột, dưa lưới, dưa vàng) cho các tỉnh phía Bắc nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau chất lượng cao có truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT mới có dụng giá thể để sản xuất rau chất lượng cao tại một số tỉnh phía Bắc. Đối tượng cây trồng: cà chua, dưa lưới, dưa vàng và dưa chuột.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của dự án.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, hội thảo, thông tin tuyên truyền kết quả dự án.

Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, và Thanh Hóa

2021-2023

1. Xây dựng 12 mô hình sản xuất các loại rau:

- Mô hình trồng cây dưa lưới (20 ha), dưa vàng (30 ha) trên giá thể trong nhà màn, nhà lưới, tổng 50 ha, năng suất 30-35 tấn/ha, chất lượng đạt an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Mô hình trồng dưa chuột trên giá thể, áp dụng TBKT mới, quy mô 15 ha, năng suất đạt 80 tấn/ha trở lên, chất lượng đạt an toàn VSTP.

- Mô hình trồng cà chua trên giá thể, áp dụng TBKT mới, quy mô 5 ha, năng suất đạt >100 tấn/ha, chất lượng đạt an toàn VSTP.

Hiệu quả kinh tế các mô hình cao hơn ngoài mô hình 20% trở lên.

2. Xây dựng 04 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức 12 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho 600 nông dân trong mô hình. Tổ chức 12 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật nhân rộng cho 480 nông dân ngoài mô hình.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích đạt trên 25% so với quy mô được duyệt.

7.

Xây dựng mô hình sản xuất rau chất lượng cao ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu tại một số tỉnh phía Bắc

Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất rau thương phẩm chất lượng cao và sản xuất cây giống rau đạt phẩm cấp cao, đồng đều, phù hợp điều kiện đầu tư của nông dân tại một số tỉnh phía Bắc.

1. Xây dựng mô hình sản xuất cây con giống trong vườn ươm (giống ớt, cải bắp, cà chua, bí xanh, dưa thơm ...), vườn ươm được thực hiện hàng năm trên cùng diện tích.

2. Xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung - cầu liên hoàn theo chuỗi cho một số loại rau chất lượng có giá trị hàng hóa cao (dưa thơm, cà chua, rau cải, xà lách ...), diện tích mô hình thực hiện lặp lại hàng năm.

3. Xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm của mô hình liên kết với doanh nghiệp.

4. Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài mô hình mô hình.

Hà Nội; Hưng Yên; Sơn La

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình sản xuất cây con giống (giống bắp cải, cà chua, bí xanh, dưa thơm, ớt...) trong vườn ươm đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất. Quy mô 500 m2/tỉnh/năm = 1500 m2/năm.

2. Xây dựng 03 mô hình sản xuất theo chuỗi cho một số loại rau có giá trị hàng hóa cao:

- Mô hình trồng dưa thơm, quy mô 1,5 ha/tỉnh/năm; năng suất 20 - 25 tấn/ha/vụ; Sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn an toàn VSTP.

- Mô hình trồng cà chua, quy mô 1,5 ha/tỉnh/năm; năng suất: 25-30 tấn/ha/vụ; Sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn an toàn VSTP.

- Mô hình sản xuất rau xà lách, cải ăn lá, quy mô 1,5 ha/tỉnh/năm; năng suất 20-30 tấn/ha/vụ, Sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, đạt tiêu an toàn VSTP.

- Hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với sản xuất truyền thống, đảm bảo sản xuất an toàn.

3. Xây dựng 01 cổng thông tin quản trị kết nối cung - cầu cho 03 mô hình sản xuất rau thương phẩm.

4. Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho 1.500 hộ nông dân trong và ngoài mô hình.

8.

Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất hoa cúc thương phẩm áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led tại Lâm Đồng

Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc thương phẩm chất lượng cao, áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led nhằm điều khiển thời gian ra hoa, nâng cao chất lượng, giá trị hoa cúc phục vụ xuất khẩu, tiêu dùng trong nước

1. Xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc thương phẩm áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led.

2. Tổ chức tập huấn, đào tạo quy trình sản xuất, sử dụng đèn Led cho người dân trong và ngoài mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, hội thảo nhằm nhân rộng mô hình.

Lâm Đồng

2021-2023

1. Xây dựng 3 mô hình sản xuất hoa cúc thương phẩm áp dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn Led. Tổng quy mô 30 ha thực hiện trong 3 năm.

Tỷ lệ cành hoa loại 1 đạt 75% trở lên. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với ngoài mô hình.

2. Đào tạo tập huấn: tổ chức 10 lớp tập huấn cho khoảng 300 lượt hộ dân trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền: tổ chức 3-4 hội thảo và tham quan mô hình và hội thảo cấp vùng, viết bài, đưa tin giới thiệu TBKT tại mô hình...

4. Nhân rộng mô hình ít nhất 20% so với quy mô dự án được duyệt.

9.

Xây dựng mô hình sản xuất sắn bền vững theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh sắn bền vững gắn với chuỗi giá trị trong sản xuất sắn nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

1. Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp (phát triển giống sắn mới, trồng xen, kết hợp với băng chống xói mòn) theo chuỗi giá trị.

2. Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân vùng thực hiện dự án

3. Thông tin tuyên truyền: tổ chức Hội nghị hội thảo, thông tin tuyên truyền kết quả thực hiện dự án để nhân ra diện rộng.

Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình

2021- 2023

1. Xây dựng được 15 mô hình thâm canh gắn với chuỗi giá trị trong sản xuất sắn bền vững, quy mô khoảng 600 ha, năng suất củ tươi đạt ≥30 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng ≥ 20% so với đại trà.

2. Đào tạo tập huấn: khoảng 2.500 hộ trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên: tổ chức 15 hội thảo, tham quan mô hình và hội thảo vùng; viết bài, đưa tin giới thiệu TBKT của mô hình...

4. Nhân rộng mô hình đạt tối thiểu 50% diện tích so với quy mô dự án được duyệt.

10.

Xây dựng mô hình sản xuất các giống lạc mới năng suất, chất lượng cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, thâm canh các giống lạc mới có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận góp phần làm đa dạng cơ cấu giống lạc chất lượng cao trong sản xuất, thay thế một phần cơ cấu giống lạc địa phương có năng suất thấp và chất lượng kém tại một số tỉnh phía Bắc;

1. Xây dựng mô hình:

- Mô hình nhân giống lạc mới (HL22, ĐM1, CNC1, KT10...) năng suất, chất lượng cao.

+ Xây dựng mô hình sản xuất lạc thương phẩm.

- Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ các lạc giống và lạc thương phẩm.

2. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân tham gia mô hình và nhân rộng mô hình.

3. Liên kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm phục vụ sản xuất chế biến đáp ứng thị trường trong nước.

4. Hoạt động thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định.

2021-2023

1. Xây dựng mô hình nhân giống lạc mới (HL22, ĐM1, CNC1, KT10...), quy mô 12 ha/năm sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông để cung cấp cho mô hình. Năng suất giống lạc đạt ≥ 20 tạ/ha.

2. Xây dựng 15 mô hình sản xuất lạc giống mới, quy mô 300 ha trong 3 năm. NS mô hình sản xuất lạc thương phẩm ≥35 tạ/ha.

- Liên kết tiêu thụ ít nhất 50% sản lượng lạc của mô hình.

- Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với sản xuất ngoài mô hình.

2. Tổ chức 40-45 lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống và sản xuất thương phẩm cho 2.000 nông dân trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền: tổ chức 7-8 cuộc hội thảo và tham quan mô hình và hội thảo vùng; viết bài, đưa tin giới thiệu mô hình...

4. Nhân rộng mô hình với diện tích đạt ít nhất 20% so quy mô dự án được duyệt.

11.

Xây dựng mô hình vườn mẫu cây ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng mô hình vườn mẫu sản xuất cây ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân.

1. Xây dựng mô hình vườn mẫu trồng, thâm canh cây ăn quả (bưởi, xoài, sầu riêng, mít, thanh long...) tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khắc phục ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn.

2. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân tham gia mô hình và nhân rộng mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền kết quả thực hiện để nhân rộng mô hình.

An Giang, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang

2021-2023

1. Xây dựng được các mô hình:

+ Xây dựng 8 mô hình vườn mẫu trồng, thâm canh cây ăn quả (bưởi, xoài, sầu riêng, mít, thanh long...) tại các vùng bị nắng hạn, thiếu nước có áp dụng hệ thống tưới nước nước tiết kiệm tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô 80 ha.

+ Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

2. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho khoảng 500- 700 lượt hộ nông dân tham gia mô hình và nhân rộng mô hình.

3. Tổ chức 8 hội nghị, hội thảo đầu bở và các hoạt động thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

12.

Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, rải vụ thu hoạch, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Khánh Hòa

1. Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh xoài (gắn với truy suất nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

2. Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, rải vụ thu hoạch.

- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức tập huấn, đào tạo người dân trong và ngoài mô hình.

3. Tổ chức các hội nghị tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

Khánh Hòa

2021-2023

1. Xây dựng mô hình sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP (được cấp mã số vùng trồng, dán tem QR code), quy mô 20 ha/năm (thực hiện 3 năm liên tiếp/địa điểm), tổng quy mô thực hiện 3 năm là 60 ha.

- Năng suất xoài tăng từ 15% trở lên.

- Hiệu quả kinh tế tăng từ 15- 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

2. Xây dựng được 01 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh giữa người dân và doanh nghiệp. Liên kết tiêu thụ được 50% sản lượng của mô hình.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả

4. Nhân rộng mô hình với diện tích đạt ít nhất 20% so quy mô dự án được duyệt.

13.

Xây dựng và phát triển mô hình mẫu thâm canh một số giống cam mới rải vụ theo VietGAP

Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm xây dựng mô hình thâm canh một số giống cam mới theo VietGAP gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc.

1. Xây dựng mô hình thâm canh một số giống cam mới theo VietGAP, ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất, rải vụ thu hoạch nhằm canh tác bền vững theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

2. Tổ chức các hoạt động tập huấn, tham quan tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả nhân rộng mô hình theo quy định

Hòa Bình, Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh.

2021-2023

1. Xây dựng mô hình mẫu thâm canh một số giống cam mới theo VietGAP, nâng cao năng suất, chất lượng cam. Tổng quy mô 100 ha/3 năm.

- Năng suất tăng từ 15% trở lên so với ngoài mô hình.

- Hiệu quả kinh tế tăng từ 15- 20% so với sản xuất ngoài mô hình

2. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

3. Kết thúc dự án, mô hình được nhân rộng >20% so với quy mô diện tích được duyệt.

14.

Xây dựng mô hình sản xuất phục vụ phát triển sản phẩm OCOP tại một số tỉnh Bắc Trung bộ

Xây dựng các mô hình thâm canh vùng nguyên liệu phục vụ phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần phát triển các sản phẩm đặc trưng, bảo tồn giá trị các ngành nghề truyền thống và có lợi thế của các địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

1. Xây dựng mô hình thâm canh sản xuất phục vụ phát triển sản phẩm OCOP.

+ Xây dựng được 4 mô hình thâm canh cam, bưởi liên kết tiêu thụ tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Xây dựng được 4 mô hình thâm canh chè liên kết tiêu thụ tại Nghệ An, Hà Tĩnh.

2. Đào tạo, tập huấn

Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Nghệ An, Hà Tĩnh

2021-2023

1. Xây dựng 4 mô hình thâm canh cam, bưởi trong đó 02 mô hình thực hiện thâm canh năm 2021 và năm 2022, 02 mô hình thực hiện thâm canh năm 2022 và năm 2023 (quy mô 30ha/mô hình/tỉnh/năm). Tổng số 120 ha diện tích cam, bưởi. Thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Xây dựng 4 mô hình thâm canh chè liên kết tiêu thụ sản phẩm, trong đó 02 mô hình thực hiện thâm canh năm 2021 và năm 2022, 02 mô hình thực hiện thâm canh năm 2022 và năm 2023 (quy mô 20ha/mô hình/tỉnh/năm). Tổng số 80 ha diện tích cây chè.

- Sản phẩm cam, bưởi và chè phục vụ phát triển sản phẩm OCOP. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20% so với sản xuất ngoài mô hình.

3. Tập huấn đào tạo cho 500-800 người tham gia mô hình và khoảng 500 người ngoài mô hình.

15.

Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh Điều bền vững

Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật sản xuất, thâm canh vườn điều kinh doanh; trồng điều giống mới có năng suất, chất lượng cao thay thế vườn điều già cỗi nhằm tăng năng suất, chất lượng điều, tăng thu nhập cho người sản xuất. Góp phần phát triển bền vững ngành hàng điều.

1. Xây dựng mô hình mẫu thâm canh vườn Điều, quy mô 20 ha/mô hình, thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm mô hình.

- Xây dựng mô hình trồng mới, trồng thay thế vườn Điều già cỗi bằng các giống Điều mới có năng suất, chất lượng cao.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm Điều.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn; tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu

2021-2023

1. Xây dựng được 04 mô hình mẫu thâm canh vườn Điều, quy mô 20 ha/mô hình, tổng quy mô 100 ha (thực hiện 3 năm liên tiếp trên cùng địa điểm).

- Năng suất điều cao hơn so với sản xuất đại trà từ 15% trở lên. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.

2. Xây dựng 08 mô hình trồng mới (quy mô 10 ha/ mô hình), trồng thay thế vườn Điều già cỗi bằng các giống Điều mới có năng suất, chất lượng cao (trồng mới năm thứ nhất và năm thứ 2). Tổng quy mô diện tích 80 ha. Tỷ lệ sống đạt ≥90%, cây cho bói sau 24 tháng trồng.

3. Xây dựng 04 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Điều giữa nông dân và doanh nghiệp.

4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

5. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng qui mô diện tích được duyệt.

16.

Xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh chè theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Ổn định thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành chè tại địa phương.

1. Xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm trình diễn.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh giữa người dân và doanh nghiệp.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn; tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An

2021 - 2023

1. Xây dựng 04 mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, quy mô 80 ha/năm (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm trình diễn); sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ ở năm thứ 3 từ 3-5 ha; hiệu quả kinh tế tăng từ 20% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình.

2. Xây dựng được 4 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia thực hiện mô hình. Tiêu thụ được toàn bộ sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng qui mô diện tích được duyệt.

17.

Xây dựng mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Ổn định thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà phê tại địa phương.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ (thực hiện 03 năm liên tiếp cùng điểm mô hình) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc điện tử;

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, sản xuất theo chuỗi giá trị.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Sơn La

2021 - 2023

1. Xây dựng 04 mô hình thâm canh sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ. Quy mô bình quân 30ha/tỉnh/năm (thực hiện liên tiếp 3 năm trên cùng địa điểm). Tổng quy mô 120ha/năm. Hiệu quả kinh tế tăng 15% trở lên so với ngoài mô hình.

- Khoảng 15% sản phẩm có truy xuất nguồn gốc điện tử;

2. Xây dựng 4 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

18.

Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng gò đồi kém hiệu quả sang trồng thâm canh cây ăn quả

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với sản xuất của địa phương và phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

- Chuyển giao các giống cây ăn quả lợi thế gắn với tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao kỹ năng sản xuất, tổ chức sản xuất tạo thu nhập ổn định sinh kế cho người dân.

1. Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây ăn quả trên đất gò đồi kém hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất.

- Lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm theo công nghệ ISRAEL.

2. Đào tạo, tập huấn cho nông dân trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền giới thiệu giống, TBKT áp dụng tại mô hình.

Quảng Bình

2021-2023

1. Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây ăn quả giá trị cao (cây cam, bưởi, mít, bơ...) tổng quy mô 30 ha, sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm.

- Cây STPT tốt, tỷ lệ sống trên 90%. Hệ thống tưới nước tiết kiệm được trên 50% lượng nước so với tưới truyền thống, giảm sức lao động.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, cho khoảng 300- 400 nông dân trong và ngoài mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền nhằm giới thiệu TBKT và phổ biến kết quả ra diện rộng.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

19.

Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên chanh leo gắn với tiêu thụ sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc và Tây nguyên

1. Chuyển giao TBKT nhân giống chanh leo sạch bệnh phục vụ sản xuất đại trà.

2. Chuyển giao TBKT trồng thâm canh chanh leo áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng 03 mô hình sản xuất cây giống chanh leo sạch bệnh quy mô 0,3ha/l mô hình/tỉnh, sản xuất ra 10.000 cây giống/năm/tỉnh.

- Xây dựng mô hình trồng thâm canh chanh leo áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Tập huấn kỹ thuật nâng cao kiến thức về sản xuất cây giống sạch bệnh, nhận biết bệnh virus, các triệu chứng sâu bệnh hại và thời điểm phòng trừ hiệu quả (sử dụng thuốc BVTV, chế phẩm để phòng trừ nhằm hạn chế dư lượng, sản phẩm an toàn).

3. Tuyên truyền về nhận diện sâu bệnh hại đặc biệt bệnh virus, quản lý tổng hợp sâu bệnh hại (trên truyền hình và sử dụng tờ rơi, pano tuyên truyền tại các vùng chuyên canh).

Sơn La, Gia Lai và Đắk Nông

2021-

2023

1. Mô hình nhân giống sạch bệnh: Quy mô 0,3 ha/mô hình/tỉnh sản xuất ra 30.000 cây giống/năm.

2. Mô hình trồng thâm canh áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quy mô: 90 ha (10ha/MH /tỉnh/năm) sử dụng các giống Đài Nông 1, Taione.

- Yêu cầu kỹ thuật: Hạn chế tối đa bệnh virus và các sâu bệnh hại khác. Sản phẩm chanh leo đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu quả tươi và chế biến.

- Hiệu quả kinh tế tăng >20% so với sản xuất đại trà.

- Liên kết chuỗi giữa người trồng và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, Sản phẩm của mô hình được doanh nghiệp cam kết tiêu thụ trên 90%.

3. Tổ chức đào tạo tập huấn cho 500 lượt người; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến nhân rộng kết quả vào sản xuất.

4. Xây dựng 01 địa hình về quy trình quản lý tổng hợp sâu bệnh hại chanh leo được phát sóng trên truyền hình địa phương.

5. Nhân rộng mô hình trồng thâm canh chanh leo đạt 50% so với quy mô được duyệt.

II.

Lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y

20.

Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

1. Xây dựng được mô hình vỗ béo bò thịt kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi bò.

2. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3.Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Yên Bái

2021-2023

1. Xây dựng 3 mô hình vỗ béo bò thịt, quy mô 900 bò thịt. Khả năng tăng khối lượng cơ thể bò loại thải ≥750 gam/con/ngày.

2. Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định

4. Nhân rộng mô hình >135 con.

21.

Xây dựng mô hình vỗ béo trâu thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

1. Xây dựng được mô hình vỗ béo trâu thịt kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi để nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình vỗ béo trâu thịt để nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi.

2. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Điện Biên

2021-2023

1. Xây dựng 3 mô hình vỗ béo trâu thịt, quy mô 900 trâu thịt. Khả năng tăng khối lượng cơ thể trâu loại thải ≥ 750 gam/con/ngày.

2. Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định

4. Nhân rộng mô hình ≥ 135 con.

22.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Phú Thọ

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu đạt ≥70% tiêu chí hữu cơ, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu đạt ≥70% tiêu chí hữu cơ.

2. Xây dựng 03 tổ hợp tác chăn nuôi gà gắn với tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền, nhân rộng mô hình.

Phú Thọ

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu, quy mô 30.000 con, các chỉ tiêu kỹ thuật:

- Gà hướng thịt lông màu nhập nội kết thúc 10 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%; khối lượng cơ thể ≥ 2,2 kg, tiêu tốn thức ăn ≤ 2,7 kg/kg tăng khối lượng;

- Gà lông màu lai (trống nội x mái ngoại) kết thúc 14 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥1,6 kg, Tiêu tốn thức ăn ≤ 2,9 kg/kg tăng khối lượng;

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

3. 03 tổ hợp tác chăn nuôi gà gắn với tiêu thụ sản phẩm

4. Nhân rộng mô hình ≥ 4500 con

23.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm

2. Nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi gà thịt lông màu.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình

Thanh Hóa

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu với quy mô 30.000 con, các chỉ tiêu kỹ thuật:

- Gà hướng thịt lông màu nhập nội kết thúc 10 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥93%; khối lượng cơ thể ≥ 2,2 kg, tiêu tốn thức ăn ≤ 2,7 kg/kg tăng khối lượng;

- Gà lông màu lai (trống nội x mái ngoại) kết thúc 14 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥1,6 kg, Tiêu tốn thức ăn ≤ 2,9 kg/kg tăng khối lượng;

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

3. 03 tổ hợp tác chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm

4. Nhân rộng mô hình ≥ 4500 con.

24.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản tăng cường các biện pháp an toàn sinh học

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn sinh sản an toàn sinh học nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2. Nâng cao kiến thức cho người dân về các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn sinh sản

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại sinh sản đảm bảo các tiêu chí an toàn sinh học theo Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

Hải Dương

2021-2023

1. Xây dựng 3 mô hình chăn nuôi lợn ngoại sinh sản tăng cường các biện pháp an toàn sinh học. Quy mô 450 con hậu bị. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Lợn cái hậu bị ≥ 50 kg/con, tuổi đẻ lứa đầu ≤ 355 ngày tuổi, số con cai sữa/nái/năm ≥ 24 con.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng quy mô mô hình ≥70 con.

25.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại một số đơn vị quân đội

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2. Nâng cao kiến thức chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn sinh học cho các chiến sĩ.

3. Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và các cơ sở hạ tầng sẵn có của đơn vị, nâng cao hiệu quả công tác tang gia sản xuất.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt đảm bảo các tiêu chí an toàn sinh học theo Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học.

Bắc Giang, Quảng Ninh

2021-2023

1. Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi lợn thịt tại một số đơn vị bộ đội. Quy mô 800 con lợn thịt. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: khối lượng xuất chuồng ≥ 100kg/con; khả năng tăng khối lượng ≥ 600g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6kg.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình ≥120 con

26.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm phát huy lợi thế cạnh tranh

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm nhằm phát huy giá trị của giống lợn hiện có tại địa phương.

2. Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi lợn bản địa

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan tổng kết, thông tin tuyên truyền.

Quảng Ngãi

2021-2023

1. Xây dựng 3 mô hình chăn nuôi lợn Kiềng Sắt thương phẩm. Quy mô 600 con , Các chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: Khối lượng xuất chuồng ≥ 45 kg/con, tiêu tốn thức ăn ≤ 5 kg TĂ/kg tăng khối lượng, khả năng tăng khối lượng ≥ 240g/con/ngày.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định

3. Nhân rộng mô hình ≥ 90 con

27.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh Phía Nam

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn sinh an toàn sinh học, năng suất, chất lượng cao.

2. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi lợn sinh sản an toàn dịch bệnh, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi sinh sản năng suất, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chí an toàn sinh học theo Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT2. Đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền, hội thảo tổng kết nhân rộng mô hình

Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Nai

2021-2023

1. Xây dựng 6 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao. Quy mô: 600 con hậu bị. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Lợn cái hậu bị ≥ 50 kg/con, tuổi đẻ lứa đầu ≤355 ngày tuổi, số con cai sữa/nái/năm ≥ 24 con.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu ≥ 90 con

28.

Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sữa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi dê sữa năng suất và chất lượng cao.

2. Chuyển giao kỹ thuật mới, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sữa năng suất và chất lượng cao.

2. Tổ chức đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

2021-2023

1. Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi dê sữa với quy mô 600 dê cái được chọn lọc. Các chỉ tiêu KTKT cần đạt: Năng suất sữa/chu kỳ ≥ 350 kg, chu kỳ tiết sữa ≥ 240 ngày.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình ≥ 90 con.

29.

Xây dựng mô hình nuôi tằm cấp 2 để phát triển nuôi tằm thương phẩm bền vững tại khu vực Tây Nguyên

1. Xây dựng được mô hình nuôi tằm cấp 2 để phát triển tằm thương phẩm bền vững

2. Ứng dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật tiên tiến trong khâu nuôi tằm

3. Nâng cao năng lực của các cơ sở nuôi tằm, ươm tơ.

1. Xây dựng mô hình nuôi tằm cấp 2.

2. Xây dựng mô hình nuôi tằm thương phẩm.

3. Xây dựng chuỗi trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình

Lâm Đồng

2021-2023

1. 01 mô hình nuôi tằm cấp 2. Quy mô 25 triệu ổ trứng/năm. Số lượng trứng/ổ ≥ 450, tỷ lệ trứng nở ≥ 90%, tỷ lệ nuôi sống ≥ 85%.

2. 02 mô hình nuôi tằm thương phẩm lưỡng hệ. Quy mô 50 triệu ổ trứng. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 90%,năng suất kén/ổ ≥ 480g, chiều dài tơ đơn ≥ 800 m.

3. Trồng mới 45 ha dâu và trồng thâm canh 90 ha. Tỷ lệ cây sống ≥ 95%, năng suất lá dâu ≥ 25 tấn/ha/năm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình

4. Nhân rộng mô hình ≥ 11.000 vòng.

30.

Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ, thích ứng với biến đổi khí hậu

1. Xây dựng được mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho gia súc ăn cỏ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh.

1. Xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Ninh Thuận

2021-2023

1. Xây dựng được 3 mô hình hình trồng cỏ, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh. Quy mô 5ha/mô hình/năm, 25 tấn/mô hình/năm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình ≥ 3,8 tấn cỏ ủ/mô hình/năm.

31.

Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung

1. Xây dựng được mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho gia súc ăn cỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh.

1. Xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Sơn La, Nghệ An, Hòa Bình

2021-2023

1. Xây dựng được 6 mô hình trồng cỏ, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh. Quy mô 5ha/môhình/năm, 25 tấn/mô hình/ năm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình ≥ 3,8 tấn cỏ ủ/mô hình/năm

III.

Lĩnh vực Khuyến ngư

32.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú (P. monodom) - lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn kết hợp trồng lúa có đánh tỉa thả bù trong quá trình nuôi thương phẩm

2. Đào tạo, tập huấn, tổng kết mô hình.

3. Hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình

4. Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Bạc Liêu

2021 - 2023

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ (đạt trên 50% tiêu chí tôm hữu cơ) với quy mô ≥10 ha/mô hình

- Năng suất tôm sú dự kiến đạt ≥ 1.500 kg/ha, năng suất lúa đạt ≥ 6,5 tấn/ha. Tỷ lệ sống tôm giai đoạn 1 ≥ 90%, giai đoạn 2 ≥ 50%. Cỡ thu hoạch tôm sú ≤ 30 con/kg

2. Đào tạo, tập huấn cho học viên trong và ngoài mô hình tham gia tập huấn kỹ thuật.

3. Hội thảo, tổng kết, thông tin tuyên truyền, nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 1,3 lần so với mô hình truyền thống. Nhân rộng mô hình > 50%

5. Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người nuôi

33.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú (P. monodom) trong rừng ngập mặn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ sinh thái rừng ngập mặn.

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn trong rừng ngập mặn có đánh tỉa thả bù trong nuôi thương phẩm

2. Đào tạo, tập huấn, tổng kết mô hình.

3. Hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình

Cà Mau

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn trong rừng ngập mặn, quy mô ≥ 20 ha/ mô hình. Đạt các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

- Tỷ lệ sống tôm sú: giai đoạn 1 ≥ 90%, giai đoạn 2 đạt ≥ 40%

- Cỡ thu hoạch: ≤ 30 con/kg.

- Năng xuất tôm sú: ≥ 500 kg/ha.

- Hiệu quả, lợi nhuận tăng ít nhất 1,3 lần so với mô hình nuôi truyền thống.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho học viên trong và ngoài mô hình.

3. Hội thảo, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền, nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định

4. Nhân rộng mô hình > 50%

5. Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người nuôi.

34.

Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus spp) bằng lồng HDPE theo hướng VietGAP

- Phát triển mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE trên biển nhằm phát huy hiệu quả mặt nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư dân.

- Sử dụng vật liệu mới giúp hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm rủi ro cho ngư dân.

- Tạo sản phẩm chất lượng, an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

1. Xây dựng 4 mô hình nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus spp) bằng lồng HDPE theo hướng VietGAP.

2. Tổ chức tập huấn, phổ biến quy trình.

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo và tổng kết nhân rộng mô hình

Quảng Ninh, Khánh Hòa

2021-2023

1. Xây dựng 04 mô hình nuôi thâm canh cá chim vây vàng bằng lồng HDPE theo hướng VietGAP. Quy mô lồng ≥300 m3/lồng.

- Chỉ tiêu kỹ thuật: Năng suất ≥ 14 kg/m3 lồng; Tỷ lệ sống ≥ 70%, cỡ cá đạt ≥700 g/con, sản phẩm thu hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho người trong và ngoài mô hình

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo tham quan, tổng kết, nhân rộng mô hình.

4. Trên 50% các hộ tham gia mô hình đạt chứng nhận VietGAP.

5. Nhân rộng tối thiểu 3 mô hình.

35.

Xây dựng mô hình nuôi cua gạch (Scylla paramamosai) trong ao đầm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng được vùng nuôi cua gạch từ nguồn giống sinh sản nhân tạo, tạo ra sản phẩm đặc trưng của vùng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Xây dựng 3 mô hình ương nuôi cua gạch gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức tập huấn, phổ biến quy trình.

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo và tổng kết nhân rộng mô hình

Thừa Thiên Huế

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi cua gạch với quy mô ≥ 2 ha/mô hình:

- Giai đoạn ương: cỡ giống 0,5 -1,0 cm/con, mật độ 30 con/m2. Thời gian ương 1,5 tháng đạt tỷ lệ sống trên ≥35%.

- Giai đoạn nuôi thương phẩm: cỡ giống 25-30 con/kg, mật độ 1 con/m2, Thời gian nuôi 4 tháng tỉ lệ sống đạt ≥ 60%. Tỉ lệ cua lên gạch đạt ≥ 60% tổng số cua thu được, năng suất đạt ≥1,5 tấn/ha. Cỡ thương phẩm 300-500 gr/con.

- 100% sản phẩm của mô hình được ký kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho người trong và ngoài mô hình

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo tham quan, tổng kết, nhân rộng mô hình.

4. Hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 lần so với nuôi cua thương phẩm.

37.

Xây dựng mô hình nuôi trai lấy ngọc phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu

- Tận dụng diện tích mặt nước ao hồ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo ra một nghề mới giúp tăng thu nhập cho người dân tại địa phương.

1. Xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết về nuôi trai nước ngọt lấy ngọc cho các cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án.

3. Hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình

4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Vĩnh Phúc

2021-2023

1. Xây dựng 2 mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc với các chỉ tiêu kỹ thuật: tỷ lệ sống từ khi chuyển ra ao nuôi ≥ 75%; tỷ lệ ngậm hạt ≥ 67%; ngọc tròn, tỷ lệ ra viên ngọc trên 40%, kích cỡ 8- 10 mm. Mật độ nuôi trai 25.000 con/ha.

2. Xây dựng 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho các học viên trong và ngoài mô hình.

4. Thông tin tuyên truyền, hội thảo, tổng kết nhân rộng mô hình.

5. Hiệu quả mô hình tăng cao hơn trên 30% so với chỉ nuôi cá.

6. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

38.

Xây dựng mô hình nuôi cá Lăng Chấm (Hemibagrus guttatus), Cá Chiên (Bagarius yarrelli) theo hướng VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

- Tận dụng tiềm năng mặt nước và lao động phát triển cá đặc sản.

- Tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động.

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi cá Lăng Chấm và cá Chiên..

2. Đào tạo, tập huấn, tổng kết mô hình.

3. Gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và liên kết tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản.

4. Hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình

Tuyên Quang

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi thương phẩm cá Lăng Chấm, cá Chiên (02 mô hình nuôi lồng và 01 mô hình nuôi ao) theo hướng VietGAP. Với các chỉ tiêu kỹ thuật:

- Cá lăng chấm nuôi lồng ≥80%; khối lượng ≥2kg; Năng suất ≥15 kg/m3.

- Cá chiên nuôi lồng ≥70%; khối lượng ≥2kg; Năng suất ≥ 28 kg/m3;

- Cá lăng chấm nuôi ao ≥ 70%; khối lượng ≥2kg; Năng suất ≥ 5 tấn/ha;

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn cho các học viên trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo, tổng kết nhân rộng mô hình.

4. 100% hộ nuôi tham gia mô hình gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá đặc sản.

5. 100% sản phẩm cá đặc sản dự án được liên kết tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

6. Nâng cao hiệu quả kinh tế lớn hơn 20% so với ngoài mô hình.

39.

Xây dựng mô hình nuôi cá Bỗng (Spinibarbichth ys denticulatus) trong lồng bè trên sông và hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tận dụng tiềm năng mặt nước sông và hồ chứa để phát triển nghề nuôi cá lồng đạt hiệu quả cao và bền vững. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân bản địa.

1. Xây dựng 03 mô hình trình diễn nuôi thương phẩm cá bỗng.

2. Đào tạo, tập huấn:

3. Thông tin tuyên truyền

Cao Bằng

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi cá bỗng: quy mô trên 200m3/mô hình, tỷ lệ sống ≥ 70%; khối lượng ≥2kg năng suất ≥10 kg/m3.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho học viên trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo, tổng kết nhân rộng mô hình.

4. 100% sản phẩm dự án được ký hợp đồng tiêu thụ trong/ngoài tỉnh.

5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 20%

40.

Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ (Ictalurus punctatus) trong lồng bè trên sông và hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Tận dụng tiềm năng mặt nước sông và hồ chứa để phát triển nghề nuôi cá lồng đạt hiệu quả cao và bền vững. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân bản địa.

1. Xây dựng 03 mô hình trình diễn nuôi thương phẩm cá nheo mỹ.

2. Đào tạo, tập huấn.

3. Thông tin tuyên truyền.

Lạng Sơn

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình: Mô hình nuôi cá nheo mỹ, quy mô trên 200m3/mô hình, tỷ lệ sống ≥ 70%; khối lượng ≥2kg năng suất ≥10 kg/m3.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho học viên trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền, hội thảo, tổng kết nhân rộng mô hình.

4. 100% sản phẩm dự án được ký hợp đồng tiêu thụ trong/ngoài tỉnh.

5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 20%

41.

Xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen (Mylopharyngo don piceus) thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chuỗi liên kết

- Phát triển mô hình nuôi cá trắm đen bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

1. Xây dựng 03 mô hình trình diễn nuôi thương phẩm cá trắm đen.

2. Đào tạo, tập huấn:

3. Thông tin tuyên truyền

Thái Bình

2021-2023

1. Xây dựng 03 mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, quy mô, 01 ha/ mô hình, tỷ lệ sống ≥ 70%, cỡ thu hoạch 3kg/ con, năng suất ≥2 tấn/ ha, hệ số thức ăn ≥ 2, thời gian nuôi 10 tháng.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho học viên trong và ngoài mô hình.

3. Hội thảo, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. 100% hộ nuôi tham gia mô hình đạt chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận tương đương.

5. Sản phẩm dự án được ký hợp đồng tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

6. Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 15% so với mô hình nuôi cá truyền thống.

42.

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ CPF (Composite Polyurethane Foam) trong bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Xây dựng mô hình công nghệ CPF trong nâng cấp cải hoán, đóng mới các hầm bảo quản sản phẩm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.

- Xây dựng 15 mô hình ứng dụng công nghệ CPF cho các tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Tổ chức tập huấn đào tạo ngư dân quy trình bảo quản sản phẩm thủy sản trên biển.

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo quản sản phẩm bằng đá lạnh không sử dụng hóa chất bảo quản.

Nghệ An, Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa thiên Huế, Ninh Thuận, Bạc Liêu

2021-2023

1. Xây dựng thành 15 mô hình bảo quản sản phẩm thủy sản trên biển với thời gian bảo quản trên 30 ngày, hiệu suất sử dụng nước đá là 95%. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản.

2. Tập huấn cho ngư dân, chủ tầu nắm vững và tay nghề thành thạo về quy trình bảo quản sản phẩm thủy sản có chất lượng cao.

3. Thông tin tuyên truyền rộng rãi quy trình bảo quản sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của thực phẩm thủy sản.

4. Hiệu quả kinh tế tăng cao hơn trên 20% so với cách bảo quản truyền thống.

5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 20%.

IV.

Lĩnh vực Lâm nghiệp

43.

Xây dựng và phát triển mô hình Bương mốc gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội và Hòa Bình.

- Xây dựng và chuyển giao được kỹ thuật trồng và khai thác bền vững Bương mốc.

- Xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định và chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm từ măng Bương mốc, tạo thu nhập ổn định sinh kế cho đồng bào vùng khó khăn.

1. Xây dựng các mô hình trồng mới và cải tạo Bương mốc.

- Xây dựng mô hình liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo thương hiệu OCOP cho măng Bương mốc.

2. Đào tạo tập huấn cho các hộ trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền, quảng bá mô hình.

Hà Nội và Hòa Bình

2021-2023

1. Xây dựng được 6 mô hình trồng mới Bương mốc với quy mô 60 ha và 6 mô hình cải tạo với quy mô 90 ha.

- Xây dựng được 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm trong liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm tăng tối thiểu 15% so với mô hình đại trà, chưa được gắn kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

44.

Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (A16, A38, QN1, OC, 246, 849) tại vùng Tây Bắc.

1. Xây dựng được mô hình trồng thâm canh cho năng suất và chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế.

2. Xây dựng các mô hình liên kết chuỗi sản phẩm Mắc ca gắn với tiêu thụ sản phẩm tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân vùng miền núi.

1. Xây dựng mô hình trồng mới cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật

2. Xây dựng mô hình liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm.

3. Đào tạo, tập huấn cho các hộ trong và ngoài mô hình.

4. Thông tin tuyên truyền quảng bá mô hình.

Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.

2021-2023

1. Xây dựng 900 ha mô hình mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (A16, A38, QN1, OC, 246, 849).

- Yêu cầu kỹ thuật: tỷ lệ sống đạt ≥ 95%; sinh trưởng của mô hình đạt: sau năm thứ 1: D00 ≥1,5 cm, Hvn > 1,0 m; sau năm thứ 2 D00 ≥ 2,0 cm; Hvn ≥ 1,5m; sau năm thứ 3: D00 ≥ 2,2 cm; Hvn ≥ 2,0m; năng suất quả cuối năm thứ 3 đạt tối thiểu 100 kg/ha. Năng suất mô hình tăng lên 10-20% so với ngoài mô hình.

2. Xây dựng 3 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tập huấn cho 200 lượt người tham gia mô hình và 500 lượt người ngoài mô hình.

4. Tuyên truyền nhân rộng mô hình: pano, hội thảo....

5. Nhân rộng được tối thiểu 20% diện tích của dự án được duyệt.

45.

Xây dựng mô hình trồng cây Đảng sâm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Kon Tum.

- Xây dựng được mô hình trồng cây Đảng sâm góp phần tăng thu nhập của người dân và địa phương.

- Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo vùng nguyên liệu ổn định và thu nhập thường xuyên, ổn định sinh kế cho người dân vùng khó khăn.

- Nhân rộng và quảng bá mô hình trồng cây Đảng sâm tới nông dân trong và ngoài vùng dự án.

1. Xây dựng mô hình trồng cây Đảng sâm.

2. Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Đào tạo tập huấn trong và ngoài mô hình.

4. Thông tin tuyên truyền quảng bá mô hình.

Kon Tum

2021-

2023

1. Xây dựng được 03 mô hình với tổng số 50 ha mô hình trồng cây Đảng sâm.

2. Xây dựng 01 mô hình mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị tối thiểu 20% so với mô hình đại trà.

3. Tập huấn cho 90 hộ tham gia trong mô hình và 200 hộ tham gia ngoài mô hình.

tham quan, tổng kết và nhân rộng mô hình.

4. Tuyên truyền nhân rộng mô hình: pano, viết bài, phóng sự trên đài truyền hình địa phương.

5. Diện tích nhân rộng tối thiểu 20% diện tích của dự án được duyệt.

46.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cây Keo lai mô cung cấp gỗ lớn tại vùng Tây Nam Bộ

- Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Keo lai mô cung cấp gỗ lớn tại một số tỉnh Tây Nam Bộ góp phần nâng cao thu nhập và chống biến đổi khí hậu.

- Chuyển giao các giống Keo lai (AH1, AH7, TB11, BV71) có năng suất, chất lượng cao cũng như tiến bộ kỹ thuật lâm sinh về trồng rừng Keo lai tại một số tỉnh Tây Nam Bộ.

- Nhân rộng được mô hình Keo lai có năng suất và chất lượng cao ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Keo lai mô theo hình thức lên líp cung cấp gỗ lớn tại một số tỉnh Tây Nam Bộ.

2. Đào tạo, tập huấn cho người tham gia trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin, tuyên truyền quảng bá nhân rộng mô hình.

Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng

2021-2023

1. Xây dựng được 270 ha mô hình trồng rừng thâm canh Keo lai tại các tỉnh Tây Nam Bộ.

- Năng suất năm thứ 3 đạt ≥ 25 m3/ha, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng 50% so với rừng trồng gỗ nhỏ đại trà.

2. Đào tạo, tập huấn cho các hộ tham gia trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền: pano, tờ gấp... nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

47.

Xây dựng mô hình trồng Sa nhân tím tại một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

1. Chuyển giao giống cây Sa nhân tím nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây Sa nhân tím.

2. Xây dựng mô hình liên kết trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Sa nhân tím theo một số tiêu chuẩn GACP - WHO.

3. Nhân rộng được giống và kỹ thuật trồng Sa nhân tím ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình trồng cây Sa nhân tím dưới tán rừng và vườn hộ.

2. Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tập huấn đào tạo cho người dân trong và ngoài mô hình

4. Thông tin tuyên truyền, quảng bá mô hình.

Bắc Giang, Hà Giang, Lạng Sơn.

2021-2023

1. Xây dựng được 90 ha mô hình Sa nhân tím theo một số tiêu chuẩn GACP. Năm thứ 3 cho năng suất đạt ≥350 kg/ha/năm.

2. Xây dựng được 03 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết, sơ chế, bảo quản Sa nhân tím theo tiêu chuẩn GACP (01 mô hình/tỉnh).

3. Tập huấn cho các hộ tham gia trong và ngoài mô hình.

4. Tuyên truyền nhân rộng mô hình: pano, hội thảo, viết bài quảng bá...

5. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

48.

Xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống Keo lai mô và Keo lá tràm mô

- Chuyển giao giống và quy trình trồng Keo lai mô và Keo lá tràm mô có năng suất và chất lượng cao.

- Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

- Nhân rộng các dòng Keo lai mô, Keo lá tràm mô ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh bằng giống Keo lai mô (các dòng AH1, AH7) và Keo lá tràm mô (Clt7, Clt8).

2. Đào tạo tập huấn cho các hộ trong và ngoài mô hình

3. Thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thanh Hóa

2021-2023

1. Xây dựng được 03 mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng các giống Keo lai mô (AH1, AH7) và Keo lá tràm mô (Clt7, Clt8), với quy mô 200 ha

- Năng suất bình quân toàn chu kỳ đạt từ 25-30 m3/ha/năm (chu kỳ kinh doanh 10-12 năm).

+ Năm thứ 3: Keo lai có Hvn ≥ 8 m; đường kính D1.3 ≥ 10 cm; Keo lá tràm có Hvn ≥ 6 m; đường kính D1.3 ≥ 8 cm, tỷ lệ sống của 2 loài cây này đạt ≥ 90%.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích đạt tối thiểu 30% so với tổng quy mô được duyệt.

V.

Lĩnh vực cơ giới hóa, bảo quản chế biến, sản phẩm OCOP

49.

Xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại Hải Dương

- Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (giống, công lao động, vật tư...) tăng thu nhập cho người sản xuất.

- Phát triển bền vững mô hình tổ dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, góp phần đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tạo tiền đề hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại các điểm mô hình với quy mô diện tích 50ha/mô hình.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý dịch vụ cơ giới hóa sản xuất lúa tại các điểm mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Hải Dương

2021 - 2023

1. Xây dựng được 03 mô hình sản xuất lúa ứng dụng mạ khay, máy cấy tại các điểm mô hình với quy mô 50 ha/mô hình/năm. Tổng quy mô thực hiện dự án 150 ha.

Năng suất lao động tăng trên 2 lần; giảm tối thiểu 1/3 lượng hạt giống gieo so với phương pháp gieo cấy truyền thống. Hiệu quả kinh tế tăng trên 15%.

Hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

2. Xây dựng 03 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại các điểm mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

50.

Xây dựng mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ

Ứng dụng công nghệ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng nhằm tăng năng suất lao động, khắc phục tình trạng thời tiết bất thuận, giảm tỷ lệ hư hao khi thu hoạch, nâng cao chất lượng ván bóc, cung cấp nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu góp phần nâng cao giá trị gia tăng gỗ rừng trồng.

1. Xây dựng mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ; 01 mô hình/tỉnh/năm.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý dịch vụ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng tại các điểm mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn

2021 - 2023

1. Xây dựng được 12 mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng, công suất sấy 10 m3/mẻ. Sản lượng ván bóc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng 20%; hiệu quả kinh tế tăng trên 15% so với sản xuất theo phương pháp truyền thống.

2. Xây dựng 12 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng tại các điểm mô hình.

3. Xây dựng 01 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng.

4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

 

1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ