Loading


Quyết định 3986/QĐ-BNN-KHCN năm 2019 về phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện giai đoạn năm 2020-2022 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 3986/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 21/10/2019
Ngày có hiệu lực 21/10/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Quốc Doanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3986/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN NĂM 2020-2022

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 3661/QĐ-BNN-TCCB ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện giai đoạn năm 2020-2022 (chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia công bố danh mục dự án khuyến nông Trung ương trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ đăng ký để kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; trình Bộ thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký chủ trì dự án khuyến nông Trung ương theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN (LML, 20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN NĂM 2020-2022
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-BNN-KHCN ngày    tháng   năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên dự án

Mục tiêu của dự án

Nội dung hoạt động

Địa bàn thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả dự kiến

I. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

 

 

 

1.

Xây dựng mô hình trồng mới, thâm canh vùng nguyên liệu chanh leo và dứa.

1. Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng mới và thâm canh vùng nguyên liệu chanh leo và dứa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Liên kết tiêu thụ, chứng nhận sản phẩm và phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh chanh leo và dứa thay thế các cây công nghiệp kém hiệu quả.

2. Thực hiện sản xuất khép kín theo chuỗi từ sản xuất giống đến trồng và thâm canh gắn liền với tiêu thụ sản phẩm phục vụ chế biến xuất khẩu.

3. Nhân rộng mô hình sản xuất tạo vùng nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân.

4. Chế biến tinh, sâu sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thị trường đầu ra ổn định cho cây chanh leo và cây dứa.

Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Định

2020-2022

1. Xây dựng 280 ha vùng nguyên liệu chanh leo và dứa.

- Năng suất chanh leo, dứa trong mô hình tăng trên từ 10-15% so với sản xuất ngoài mô hình; sản phẩm chanh leo, dứa của mô hình đạt chất lượng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

- Người sản xuất có thu nhập tăng 15-20% so với sản xuất ngoài mô hình.

2. Xây dựng mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ ≥ 70% sản phẩm của mô hình cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

2.

Xây dựng mô hình sản xuất cam có truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Hà Tĩnh.

Xây dựng và phát triển mô hình thâm canh cam ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm giúp tăng hiệu quả cho người sản xuất, góp phần mở rộng diện tích để phát triển bền vững cây cam tại vùng trồng cam.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm tăng hiệu quả cho người sản xuất.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Hà Tĩnh

2020-2022

1. Xây dựng 30 ha mô hình thâm canh có tưới trên cây cam ở giai đoạn kinh doanh, năng suất tăng từ 15 - 20%, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với ngoài mô hình.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt

3.

Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai.

Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất chè góp phần phát triển bền vững ngành chè.

1. Xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ tại tỉnh Lào Cai.

2. Xây dựng mô hình liên kết giữa các hộ trong nhóm hộ và giữa nhóm hộ với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Các hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm chè.

Lào Cai

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tổng quy mô diện tích 45 ha: năng suất bình quân đạt 4,0 tấn/ha/năm; sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ; hiệu quả kinh tế tăng 20% so với ngoài mô hình.

2. Xây dựng được 3 mô hình tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè hữu cơ giữa người dân và doanh nghiệp tại điểm mô hình.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô được duyệt

4.

Xây dựng mô hình sản xuất chè xanh an toàn theo VietGAP tại tỉnh Thái Nguyên.

Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè xanh an toàn chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên.

1. Xây dựng mô hình sản xuất chè xanh an toàn chất lượng cao.

2. Tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh chè áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật theo VietGAP cho các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình để nhân rộng.

3. Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng.

Thái Nguyên

2020-2022

1 Xây dựng 5 mô hình sản xuất chè xanh an toàn chất lượng cao. Tổng quy mô diện tích 100 ha, năng suất chè tăng từ 10% trở lên, sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn chè an toàn. Thu nhập của người trồng chè tăng từ 25 - 30%.

2. Liên kết hỗ trợ để ≥ 30% diện tích thực hiện mô hình được chứng nhận VietGAP.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt

5.

Xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất canh tác kém hiệu quả cho đồng bào dân tộc vùng khó khăn tại một số tỉnh Miền núi phía Bắc.

1. Chuyển đổi cây trồng sản xuất hiệu quả kinh tế thấp sang một số cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn hoặc tăng vụ trên chân đất bỏ hóa, gắn với tiêu thu sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

2. Nâng cao kỹ năng sản xuất và tổ chức sản xuất, tạo sinh kế cho người dân tại một số tỉnh Miền núi phía Bắc.

1. Xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa/hoặc cây trồng khác hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, gắn với tiêu thụ.

2. Hỗ trợ tổ chức liên kết sản xuất để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn tiêu thụ ổn định cho người sản xuất tại vùng thực hiện mô hình.

3. Tổ chức tập huấn, đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm quảng bá sản phẩm và nhân rộng mô hình về sản xuất, kỹ thuật trồng, thâm canh các cây trồng chuyển đổi.

Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn

2020-2022

1. Xây dựng:

- 9 mô hình chuyển đổi sản xuất rau an toàn (bí xanh, rau cải xanh ăn lá, dưa các loại…) với quy mô 30 ha gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- 2 mô hình chuyển đổi sang sản xuất cây ăn quả lợi thế của địa phương với quy mô 9-10 ha; Mô hình đạt hiệu quả kinh tế ≥ 20% so với trước khi chuyển đổi.

- 2 mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn tiêu thụ ổn định cho người sản xuất.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

6.

Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung cầu tại các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

1. Đẩy mạnh sản xuất rau an toàn, bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung, cầu nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm rau phục vụ nội tiêu và xuất khẩu của người dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số.

2. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn.

1. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn với các chủng loại rau là thế mạnh tại địa phương.

2. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cung, cầu các sản phẩm rau tại các điểm thực hiện mô hình.

3. Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất rau an toàn; sơ chế, bảo quản sản phẩm để tiêu thụ (nội tiêu và xuất khẩu); thông tin, tuyên truyền nhằm quảng bá sản phẩm và nhân rộng mô hình.

Cao Bằng, Lạng Sơn

2020-2022

1. Xây dựng:

- 6 mô hình sản xuất rau an toàn (bí xanh, rau cải xanh ăn lá, dưa các loại…) với quy mô 30 ha gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- 3 mô hình hỗ trợ tổ hợp tác/hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm qua việc kết nối thông tin cung cầu các sản phẩm.

Mô hình đạt hiệu quả kinh tế ≥ 20%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

7.

Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn áp dụng công nghệ cao cho TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam theo hướng bền vững.

1. Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân tại địa phương.

2. Tạo ra được mô hình liên kết từ sản xuất - Sơ chế - Bảo quản - Tiêu thụ có hiệu quả và mang tính ổn định và bền vững.

1. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất rau chất lượng cao theo chuỗi: sản xuất - sơ chế - bảo quản và tiêu thụ rau AT công nghệ cao.

2. Tổ chức liên doanh, liên kết trong việc phân phối, tiêu thụ rau an toàn.

3. Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật sản xuất rau an toàn công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP; kỹ thuật SX rau an toàn quanh năm trong và ngoài nhà lưới, nhà màng...

4. Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang

2020-2022

1. Xây dựng 10 mô hình liên kết sản xuất rau chất lượng cao theo chuỗi với quy mô 100 ha các loại rau: dưa chuột (dưa leo), mướp đắng (khổ qua), mùng tơi, cải cúc (tần ô), xà lách, mùi (ngò rí) và cải xanh ăn lá các loại. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 20% so với ngoài mô hình.

(Mô hình được tổ chức sản xuất trong nhà màn, nhà lưới có sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm theo công nghệ Israel để sản xuất các chủng loại rau theo hướng VietGAP; có nhà sơ chế, đóng gói do người dân tham gia mô hình đối ứng).

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 25% so với tổng quy mô được duyệt.

8.

Xây dựng mô hình phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima) bằng biện pháp sinh học tại các tỉnh trồng dừa trọng điểm.

1. Thúc đẩy ứng dụng biện pháp sinh học để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ cây dừa.

2. Cập nhật những TBKT mới để quản lý bọ cánh cứng hại dừa, chuyển giao kỹ thuật đến người dân nhằm góp phần tạo sự ổn định sản xuất dừa an toàn và bền vững ở các tỉnh trồng dừa.

1. Xây dựng mô hình: Xây dựng và duy trì được các mô hình nhân nuôi, phóng thích ong ký sinh và bọ đuôi kìm để diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa với tổng diện tích 1.500 ha (trong đó 500 ha lặp lại trong năm thứ 2 và 500 ha thực hiện 1 năm) tại 10 tỉnh.

2. Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, hội thảo, tổng kết và nhân rộng mô hình.

Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau

2020-2022

1. Mô hình phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa: quy mô 100 ha/mô hình/tỉnh/năm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

9.

Xây dựng và phát triển mô hình thâm canh hồ tiêu bền vững.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại trong sản xuất hồ tiêu nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, ổn định diện tích, góp phần phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu.

1. Xây dựng mô hình thâm canh hồ tiêu bền vững, quy mô diện tích 10 ha/ mô hình (thực hiện lặp lại 3 năm liên tiếp trên cùng điểm mô hình).

2. Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho người tham gia mô hình và nông dân ngoài mô hình để nhân rộng.

3. Thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

Gia Lai

2020-2022

1. Xây dựng 1 mô hình thâm canh hồ tiêu bền vững, quy mô diện tích 10 ha. Năng suất tăng từ 10% trở lên, Vườn tiêu ít dịch hại, sản phẩm tiêu đạt tiêu chuẩn an toàn. Tăng hiệu quả kinh tế trên 15%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt

10.

Xây dựng mô hình sản xuất sắn thương phẩm sạch bệnh.

Xây dựng mô hình sản xuất, thâm canh cây sắn thương phẩm sạch bệnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất sắn; góp phần khắc phục mức độ nhiễm bệnh trên cây sắn nói chung và bệnh khảm lá sắn nói riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

1. Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất, thâm canh cây sắn thương phẩm sử dụng giống sắn sạch bệnh và áp dụng quy trình phòng chống bọ phấn trắng gây bệnh khảm lá sắn.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Tây Ninh

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình/3 năm với quy mô 300-400 ha sắn thương phẩm sử dụng giống sắn sạch bệnh. Mô hình đạt hiệu quả kinh tế, thu nhập tăng so với ngoài mô hình ≥ 15%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô được duyệt.

11.

Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tại Sơn La.

1. Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh xoài nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Liên kết tiêu thụ, chứng nhận sản phẩm và phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình khuyến nông làm điểm tuyên truyền, tham quan học tập cho người dân.

2. Đào tạo, huấn luyện nâng cao nhận thức sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm an toàn có giá trị cao.

3. Liên kết với doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

4. Tổ chức các hoạt động tham quan, hội thảo, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Sơn La

2020-2022

1. Xây dựng mô hình thâm canh xoài với quy mô 60 ha theo tiêu chuẩn VietGAP.

+ Năng suất mô hình tăng trên 15% so với ngoài mô hình.

+ ≥ 30% diện tích thực hiện mô hình được cấp chứng nhận VietGAP.

+ Hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so với ngoài mô hình.

2. Mô hình liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu để nâng cao giá trị và hiệu quả cho người sản xuất.

3. Kết thúc dự án sẽ mở rộng thêm diện tích > 50% so với trước khi triển khai.

4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

12.

Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh cây bưởi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Phú Thọ, Hà Nội.

1. Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh bưởi (bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn) gắn với chuỗi sản xuất để nâng cao giá trị.

2. Liên kết tiêu thụ, chứng nhận sản phẩm và phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình khuyến nông làm điểm tuyên truyền, tham quan học tập cho người dân trong vùng.

2. Đào tạo, huấn luyện nâng cao nhận thức sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm an toàn có giá trị cao.

3. Liên kết với doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phú Thọ, Hà Nội

2020-2022

1. Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh bưởi (bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn): Quy mô 120 ha.

- Trồng mới tỷ lệ cây sống đạt >95%, cây sạch sâu bệnh.

- Thâm canh: Năng suất tăng trên 15% so với ngoài mô hình.

2. Hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so với ngoài mô hình.

- Liên kết tiêu thụ, chứng nhận sản phẩm và phát triển bền vững.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

13.

Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số tỉnh Nam Trung bộ.

Chuyển đổi một số diện

tích đất lúa bị thiếu nước, sang trồng các cây trồng cạn (lạc, vừng, đậu tương, cây thức ăn gia súc…) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.

1. Xây dựng các mô hình chuyển đổi đất lúa thiếu nước sang các cây trồng: lạc, vừng, đậu tương, cây thức ăn gia súc áp dụng cơ giới hóa một số khâu: làm đất, gieo hạt, thu hoạch, chế biến…

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

2020-2022

1. Xây dựng 9 mô hình (khoảng 300 ha) chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa thiếu nước sang sản xuất các cây trồng cạn, chịu hạn tốt như: lạc, vừng, đậu tương, cây thức ăn gia súc… áp dụng cơ giới hóa từng khâu tùy theo điều kiện địa phương.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 25% so với tổng quy mô được duyệt.

14.

Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1.

1. Xây dựng mô hình doanh nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất hạt giống lúa lai F1 nhằm chủ động và kiểm soát được chất lượng hạt giống, giảm giá giống, cạnh tranh với hạt giống nhập khẩu, tăng thu nhập cho nông dân.

2. Góp phần nâng tỷ lệ cung cấp hạt giống F1 trong nước cho sản xuất đạt 35-40% diện tích lúa lai.

1. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm hạt giống lúa lai F1. Sử dụng các tổ hợp lúa lai có tiềm năng năng suất và chất lượng như các tổ hợp 3 dòng (Nhị ưu 838 KBL, Bác ưu 903 KBL, Nam ưu 209, CT16,…) và các tổ hợp 2 dòng (TH3-3, TH3-4, TH3-7, TH6-6, LC270, …).

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo người dân làm chủ được công nghệ sản xuất hạt lúa lai.

3. Tổ chức hoạt động tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Lào Cai, Yên Bái, Hà Nam, Nam Định, Quảng Nam, Đắk Lãk

2020-2022

1. Xây dựng mô hình với quy mô 1.500 ha/3 năm, ưu tiên các tổ hợp chủ lực, phù hợp trong sản xuất, có giống bố mẹ sản xuất trong nước.

2. Năng suất hạt giống lúa lai F1 đạt 28 tạ/ha, trong đó: lúa lai 2 dòng đạt 30 tạ/ha, lúa lai 3 dòng đạt 26 tạ/ha, chất lượng đạt Quy chuẩn kỹ thuật.

3. Thu mua toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Sản lượng đạt 4.200 tấn hạt giống lúa lai F1 đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường trong nước.

4. Giá bán hạt giống lúa lai F1 của mô hình thấp hơn khoảng 10-15% so với giống cùng chủng loại nhập khẩu. Góp phần nâng tỷ lệ cung cấp hạt giống F1 trong nước đạt 35-40% diện tích lúa lai.

5. Nông dân thu nhập cao hơn 30-40% so với SX lúa thương phẩm.

6. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

15.

Xây dựng mô hình tái canh cà phê chè tại Quảng Trị.

Xây dựng mô hình tái canh cà phê chè, sử dụng các giống mới chất lượng cao thay thế diện tích cà phê già cỗi năng suất thấp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định diện tích cà phê chè, góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà phê.

1. Xây dựng 03 mô hình tái canh cà phê chè, sử dụng các giống mới chất lượng cao (quy mô 15 - 20 ha/ mô hình) Tái canh ngay không cần luân canh. Áp dụng Quy trình kỹ thuật tái canh cà phê chè.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Quảng Trị

2020-2022

1. Trong 3 năm, xây dựng được 03 mô hình tái canh cà phê chè, tổng quy mô diện tích 50 ha. Tỷ lệ cây sống đạt trên 80%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

16.

Xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu liên kết tiêu thụ sản phẩm tại Quảng Nam và Quảng Ngãi.

1. Phát triển nghề sản xuất, tiêu thụ các loại nấm ăn và nấm dược liệu nhằm khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu, nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trong vùng.

2. Tạo công ăn việc làm cho nông dân phát triển kinh tế thu nhập ổn định.

1. Xây dựng mô hình sản xuất, tiêu thụ các loại nấm ăn (nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ…) và nấm dược liệu (nấm linh chi)

2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Quảng Nam, Quảng Ngãi

2020-2022

1. Xây dựng 6 mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu (50-100 tấn nguyên liệu/MH). Năng suất cao hơn 20% so với nấm rơm ngoài trời.

2. Xây dựng mô hình liên kết, tiêu thụ các sản phẩm tại mô hình (100%).

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt.

17.

Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Đồng Tháp.

1. Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất thâm canh xoài nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Liên kết tiêu thụ, chứng nhận sản phẩm và phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP với các giống: xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Đài Loan; tuổi cây trung bình trên 6 năm tuổi.

2. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại: Thành lập THT hoặc HTX sản xuất và tiêu thụ xoài tạo ra được chuỗi liên kết trong sản xuất góp phần tăng giá trị sản phẩm .

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Đồng Tháp

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình (1 mô hình/năm x 3 năm x 20 ha/ mô hình) với tổng diện tích 60 ha thâm canh xoài theo VietGAP.

- Năng suất mô hình tăng trên 15% so với ngoài mô hình.

- Hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so với ngoài mô hình.

- Xây dựng mô hình liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu để nâng cao giá trị và hiệu quả cho người sản xuất.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

18.

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm của một số cây rau cho một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

1. Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng và thâm canh rau (gắn với truy suất nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

2. Liên kết tiêu thụ, chứng nhận sản phẩm và phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình sản xuất tập trung các cây rau (cà rốt, bắp cải, su hào, súp-lơ, dưa chuột, rau ăn lá), năng suất cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

2. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị có truy suất nguồn gốc để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam

2020-2022

1. Xây dựng 10 mô hình sản xuất tập trung các chủng loại rau theo quy tiêu chuẩn VietGAP (gắn với truy suất nguồn gốc, tiêu thụ sản phẩm), với quy mô 100 ha. Mô hình đạt hiệu quả kinh tế tăng ≥ 20% so với ngoài mô hình.

2. Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật về trồng thâm canh lạc năng suất cao; về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn với truy suất nguồn gốc; kỹ thuật sản xuất rau an toàn quanh năm, kỹ thuật sơ chế, bảo quản; tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm;

3. Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 25% so với tổng quy mô được duyệt.

19.

Xây dựng mô hình trồng và thâm canh thanh long theo giàn kết hợp tưới nước tiết kiệm được chứng nhận GlobalGap tại Bình Thuận.

1. Xây dựng mô hình trồng và thâm canh thanh long theo giàn kết hợp công nghệ tưới nước tiết kiệm và thâm canh thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGap gắn chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh long phục vụ xuất khẩu.

2. Xây dựng mô hình trồng và thâm canh thanh long theo giàn kết hợp tưới nước tiết kiệm được chứng nhận GlobalGap.

3. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi tiêu thụ sản phẩm thanh long.

4. Tạo phẩm cấp và kích cỡ quả thanh long có độ đồng đều cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, sản phẩm đảm bảo an toàn VSTP.

1. Xây dựng mô hình trồng mới và  hâm canh thanh long.

- Mô hình thâm canh thực hiện tại các hộ hoặc các nông trang trại, HTX có vườn thanh long độ tuổi trên 3 năm và nằm trong vùng quy hoạch.

- Phân tích mẫu đất, nước, sản phẩm thanh long theo bộ tiêu chí quy định.

2. Phối hợp với các Doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực, có kinh nghiệm tiêu thụ thanh long, tham gia vào chuỗi sản xuất thanh long để tiêu thụ sản phẩm.

3. Ký hợp đồng tư vấn và chứng nhận diện tích tham gia mô hình đạt chứng nhận Global GAP

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền.

Bình Thuận

2020-2022

1. Xây dựng 6 ha mô hình trồng mới và thâm canh thanh long theo giàn với hệ thống điều khiển thiết bị bơm nước và pha phân bón tự động, có sử dụng năng lượng mặt trời.

2. Xây dựng được 03 mô hình thâm canh gắn với liên kết chuỗi sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGap; quy mô 60 ha; mỗi mô hình khoảng 20 ha trên cùng một địa điểm và được cấp chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGap; tiêu thụ tối thiểu 80% sản lượng từ mô hình.

3. Năng suất tăng từ 15-20% so với sản xuất ngoài mô hình.

4. Hiệu quả kinh tế tăng từ 20% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình.

5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

20.

Xây dựng mô hình phát triển sản xuất Cỏ ngọt SV1 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.

1. Xây dựng mô hình trồng cỏ ngọt SV1 góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao vùng ĐBSH.

2. Hình thành vùng trồng cỏ SV1 gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Đa dạng hóa sản phẩm cây trồng trên đất sản xuất cây màu hoặc lúa nước chuyển đổi vùng ĐBSH.

1. Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất cỏ ngọt gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học có lợi cho cây trồng, tăng NS và hiệu quả kinh tế.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

TP. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên

2020-2022

1. Xây dựng 100 ha cỏ ngọt SV1 với diện tích tập trung khoảng 7-10 ha/tỉnh/năm. NS dự kiến 5 tấn khô/ha, sản lượng khoảng 500 tấn. Doanh thu 175 triệu đồng/ha/năm. HQKT tăng 30% trở lên so với trồng lúa.

2. Xây dựng mô hình liên kết hình thành vùng trồng cỏ SV1 gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô diện tích được duyệt theo quy định.

21.

Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm sinh học (Biotech Japan EM) để xử lý và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải (chăn nuôi, thủy sản) và phụ phẩm trồng trọt, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sử dụng phân bón hóa học, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

1. Xây dựng mô hình:

- Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, thủy sản áp dụng chế phẩm sinh học (Biotech Japan EM) thành phân bón hữu cơ.

- Mô hình xử lý phụ phẩm trồng trọt thành phân bón hữu cơ.

- Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ tạo ra từ mô hình trên cây rau, cây màu, cây lương thực.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Lâm Đồng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau.

2020-2021

1. Xây dựng mô hình:

- Xử lý 2.000 tấn chất thải chăn nuôi, thủy sản, tạo ra 1.000 tấn phân hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Xử lý 1.000 tấn phụ phẩm trồng trọt thành phân bón hữu cơ, tạo ra 500 tấn phân hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Sử dụng phân bón hữu cơ cho 150 ha trên cây rau/ngô/lạc/lúa, giảm 30% lượng phân vô cơ, năng suất tăng từ 5 - 10% so với đại trà trong khi chi phí đầu vào không đổi.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

22.

Xây dựng mô hình sản xuất hoa chậu tập trung tại một số tỉnh phía Bắc.

Xây dựng mô hình nhằm hình thành một số vùng sản xuất hoa trồng chậu chuyên canh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vùng sản xuất hoa chuyên canh.

1. Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất hoa chậu với một số loài hoa: lan hồ điệp, Lily, Đồng tiền… gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

TP. Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên

2020-2022

1. Xây dựng 9 mô hình (10 ha) hoa chậu các loại (2 ha lan hồ điệp, 3 ha hoa đồng tiền và 5 ha hoa Lily). Mô hình đạt hiệu quả kinh tế, thu nhập từ 400-900 triệu đồng/ha/năm.

2. Tổ chức sản xuất hoa chậu tập trung tạo vùng sản xuất hoa chuyên canh cho người dân.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô được duyệt

23.

Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất – tiêu thụ hoa hàng hóa tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái

- Khai thác điều kiện tự nhiên vùng miền núi để chuyển đổi đất lúa 1 vụ, đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuất hoa hàng hóa góp phần tăng thu nhập, tạo sinh kế cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

- Nâng cao năng lực sản xuất thâm canh cây hoa hàng hóa cho nông dân.

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức, hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm hoa hàng hóa.

- Xây dựng mô hình sản xuất hoa gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội phù hợp phục vụ nội tiêu.

- Hỗ trợ hình thành và tổ chức sản xuất của HTX, tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại các điểm thực hiện mô hình.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nông dân để nâng cao kỹ năng sản xuất một số loại hoa thích hợp điều kiện miền núi phía Bắc.

- Tổ chức các hoạt động thông tin,

tuyên truyền nhằm quảng bá sản phẩm và nhân rộng mô hình.

Lào Cai, Yên Bái

2020-2022

1. Về xây dựng mô hình

- Xây dựng 6 mô hình sản xuất hoa (hoa Hồng, hoa Đồng tiền, Lay ơn…) trên đất lúa 1 vụ, đất màu hiệu quả kinh tế thấp với quy mô 12 ha/3 năm gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Mô hình đạt hiệu quả kinh tế ≥ 20% so với trước khi chuyển đổi.

II. Lĩnh vực Thủy sản

 

 

 

 

24.

Xây dựng mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy cho các đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

1. Nâng cao năng suất lao động, năng lực khai thác, giảm số lượng lao động.

2. Tăng hiệu quả kinh tế và tăng độ an toàn khi thao tác cho các đội tàu lưới rê tầng đáy khai thác xa bờ.

1. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình tời thủy lực thu lưới rê tầng đáy cho các đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thăm quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình.

Quảng Nam, Ninh Thuận, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng

2020-2022

1. Xây dựng thành công 15 mô hình ứng dụng hệ thống tời thủy lực trên tàu lưới rê tầng đáy.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

25.

Xây dựng mô hình Bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác hải sản xa bờ bằng đá tuyết.

1. Đưa công nghệ sản xuất đá tuyết bằng nước biển trực tiếp trên tàu.

2. Nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm trên các tàu khai thác hải sản xa bờ.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng quy trình công nghệ bảo sản phẩn thủy sản bằng đá sệt trên tàu khai thác thuỷ sản ở vùng khơi.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thăm quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình.

Quảng Ninh; Quảng Bình; Bình Định; Bình Thuận

2020-2022

1. Xây dựng 12 mô hình trình diễn ứng dụng quy trình công nghệ bảo sản phẩn trên tàu cá bằng đá sệt trên tàu khai thác thuỷ sản ở vùng khơi.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

26.

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường.

1. Sản xuất ra con giống lớn, chất lượng, phục vụ cho nuôi thương phẩm, rút ngắn thời gian nuôi.

2. Ứng dụng bộ cảm biến quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi; chất thải, đưa vào hầm biogas tạo khí đốt, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhằm phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.

1. Xây dựng mô hình nuôi Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Trà Vinh

2020-2022

1. Quản lý tốt môi trường ao nuôi tôm.

- Giai đoạn I: Giai đoạn ương: Tỷ lệ sống: ≥ 90%; Cỡ giống: (800 – 1.200 con/kg).

- Giai đoạn II: Nuôi thương phẩm: Tỷ lệ sống: 80%; Năng suất: ≥ 35 tấn/ha/vụ.

- Kích cỡ thu hoạch: ≤ 60 con/kg.

- Hệ số thức ăn 1,2.

2. Lắp đặt bộ cảm biến quan trắc, cảnh báo môi trường tự động ao nuôi tôm (pH, nhiệt độ,…).

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

27.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh 02 giai đoạn đảm bảo an toàn thực phẩm.

1. Nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, cân bằng sinh học trong thủy vực.

2. Phát triển kinh tế nông hộ, hướng đến xây dựng mô hình nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu.

1. Xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm sú 2 giai đoạn đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Cà Mau

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình, quy mô 2 ha/mô hình, quy mô 2 ha/mô hình:

- Năng suất tôm nuôi đạt ≥ 3 tấn/ ha/ vụ; Tỷ lệ sống ≥ 70%, Hệ số thức ăn không quá 1,5.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

28.

Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đất lúa chuyển đổi gắn với tiêu thụ sản phẩm.

1. Nuôi tôm càng xanh thương phẩm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi mới, tăng hiệu quả kinh tế.

2. Kết nối giữa nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ.

1. Xây dựng mô hình trình diễn nuôi nuôi tôm càng xanh toàn đực.

2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Quảng Bình

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình nuôi tôm càng xanh toàn trên đất trồng lúa kém hiệu quả. Quy mô 15 (ha), 05 ha/ mô hình.

- Thời gian thực hiện 6 tháng, mật độ nuôi 10 con/m2, tỷ lệ sống đạt ≥ 50%, cỡ thu hoạch 30 con/kg, năng suất đạt ≥ 1,2 tấn/ha.

- Kết nối thị trường, ký kết hợp đồng tiêu thụ cho nông dân.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

29.

Xây dựng mô hình nuôi biển cá chim vây vàng bằng lồng tròn HDPE.

1. Phát triển nuôi biển cá chim vây vàng, đảm bảo an toàn dịch bệnh ở quy mô nuôi lồng.

2. Tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm và đảm bảo môi trường nuôi.

1. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng tròn HDPE.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang

2020-2022

1. Xây dựng 09 mô hình nuôi cá chim vây vàng trong lồng tròn HDPE quy mô 1.500-2.500 m3/mô hình.

- Tỷ lệ sống ≥ 75%, cỡ thu hoạch ≥ 0,6 kg/con; năng suất ≥ 10 kg/m3.

- Các mô hình được đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hì nh theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

30.

Xây dựng mô hình nuôi biển Cá giò (rachycentron canadum).

1. Phát triển mô hình nuôi thủy sản bằng lồng nổi vật liệu mới là HDPE.

2. Nâng cao năng suất và sản lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

1. Xây dựng mô hình trình diễn nuôi biển cá giò.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Khánh Hòa

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình nuôi lồng bằng HDPE; Sau thời gian nuôi từ 12 - 15 tháng thì tiến hành thu cá đạt ≥ 5 kg/con, tỷ lệ sống đạt 80%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

31.

Xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm.

1. Áp dụng công nghệ nuôi cá rô phi biofloc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Giảm dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

3. Tạo sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

1. Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi ứng dụng công nghệ biofloc.

2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Bắc Giang

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình nuôi cá rô phi ứng dụng công nghệ biofloc với quy mô 3ha/mô hình:

- Mật độ thả 5 con/m2; thời gian triển khai 7 tháng; năng suất ≥ 25 tấn/ha; tỷ lệ sống ≥ 70%; trọng lượng cá trung bình khi thu ≥ 0,8 kg/con; Hệ số thức ăn ≤ 1,5.

2. Mô hình được hợp tác, liên kết theo chuỗi nhằm tăng sức canh tranh và PT bền vững.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

32.

Xây dựng mô hình nuôi cá Bống bớp (Bostrychus sinensis) bằng thức ăn công nghiệp.

1. Phát triển mô hình nuôi cá Bống bớp bằng thức ăn công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cho người nuôi.

2. Sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá Bống bớp bằng thức ăn công nghiệp.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Nam Định

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình nuôi cá Bống bớp (Bostrychus sinensis) bằng thức ăn công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổng diện tích 9 ha, (quy mô 3 ha/mô hình).

- Tỷ lệ sống ≥ 85%, kích cỡ thu hoạch 10-12 con/kg, năng suất ≥ 7,3 tấn/ha;

- Sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

33.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm Ngao giá gắn với tiêu thụ sản phẩm.

1. Phát triển mô hình nuôi nhuyễn thể bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1. Xây dựng mô hình nuôi ngao giá gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Quảng Ninh

2020-2022

Xây dựng 3 mô hình nuôi thương phẩm ngao giá.

Quy mô 20.000 ô lồng/mô hình.

- Mật độ 60-70 con/ô lồng; tỷ lệ sống ≥ 75%, cỡ thu hoạch ≥ 30 con/kg, năng suất ≥ 1,6 kg/ô lồng.

- Ký hợp đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

34.

Xây dựng mô hình nuôi sá sùng (Sipumculus nudus Lanaeus, 1768) ở các tỉnh ven biển miền Trung.

1. Phát triển được các mô hình nuôi sá sùng ở quy mô hàng hóa.

2. Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước tăng thu nhập cho người dân.

1. Xây dựng mô hình trình diễn nuôi sá sùng.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

2020-2022

1. Xây dựng 15 mô hình nuôi sá sùng, quy mô 15 (ha), 1ha/mô hình:

- Mật độ nuôi 50 con/m2, tỷ lệ sống đạt ≥ 70%, cỡ thu hoạch 100 con/kg, năng suất đạt ≥ 4 tấn/ha.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

35.

Xây dựng mô hình ương cá tra giống ứng dụng công nghệ cao liên kết tiêu thụ tại các tỉnh Nam Bộ.

1. Phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, tạo ra vùng sản xuất giống cá tra an toàn, phục vụ vùng nuôi cá tra thương phẩm trong vùng.

2. Kết nối giữa nhà sản xuất và thị trường tiêu thụ.

1. Xây dựng tổng số mô hình trình diễn ương giống cá tra.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Tiền Giang

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình ương giống cá Tra ứng dụng công nghệ cao liên kết tiêu thụ với quy mô 02 ha/mô hình:

- Tỉ lệ sống: ≥15%; Hệ số thức thức ăn: 1.1; Cỡ thu hoạch cá tra giống 40con/kg; Năng suất: ≥21 tấn/ha.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

36.

Xây dựng mô hình nuôi cá Rô phi (Oreochromis niloticus), cá Nheo mỹ (Ictalurus punctatus) đảm bảo an toàn thực phẩm bằng lồng trên sông và hồ chứa.

1. Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Tạo ra sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Tạo việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người dân địa phương.

1. Xây dựng mô hình mô hình nuôi cá Rô phi và Nheo mỹ.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Lai Châu

2020-2022

1. Xây dựng 2 mô hình nuôi cá Rô phi, 01 mô hình nuôi cá Nheo mỹ đảm bảo an toàn thực phẩm với quy mô 500m3/mô hình:

- Cá Rô phi: thời gian nuôi là 6 tháng; tỷ lệ sống ≥ 70%, cỡ thu hoạch ≥ 600 gam /con, năng suất ≥ 35 kg/m3.

- Nuôi cá Nheo mỹ: thời gian nuôi: 10 tháng; tỷ lệ sống ≥ 80%, cỡ thu hoạch ≥ 1,2 kg/con, năng suất > 10 kg/m3.

2. Các mô hình được hợp tác, liên kết theo chuỗi nhằm tăng sức canh tranh và PT bền vững.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

37.

Xây dựng mô hình cá-lúa.

1. Nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa, đặc biệt đất lúa trũng năng suất thấp, tăng thu nhập cho người sản xuất.

2. Tạo sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

1. Xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá lúa.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Hà Nam

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình nuôi luân canh cá-lúa với quy mô 5 ha/mô hình:

- Mật độ thả: 1,5 con/m2; Năng suất: ≥ 5 tấn/ha; Tỷ lệ sống: ≥70%; Cỡ thu hoạch: ≥ 0,5 kg/con

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

III. Lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y

 

 

 

 

38.

Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP.

1. Xây dựng được mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP để nâng cao chất lượng mật ong gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

2. Nâng cao kiến thứccho người dân về kỹ thuật nuôi ong khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP.

1. Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP để nâng cao chất lượng mật ong.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi ong khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP để nâng cao chất lượng mật ong.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Sơn La, Nghệ An, Lâm Đồng

2020-2022

1. Xây dựng 9 mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo VietGAHP, quy mô 1.800 đàn ong.

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Năng suất mật ≥ 35 kg/thùng/năm, đảm bảo an toàn không tồn dư kháng sinh.

2. Xây dựng 9 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Giấy chứng nhận chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mật ong.

4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

39.

Xây dựng mô hình nuôi gà sinh sản (VCN/Z15xLP) theo VietGAHP

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà sinh sản theo VietGAHP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi theo VietGAHP.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản (tạo ra từ gà VCN/Z15 với gà Lương Phượng) theo VietGAHP, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang

2020-2022

1. Xây dựng 9 mô hình với quy mô 45.000 con gà sinh sản được chứng nhận VietGAHP.

- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Năng suất trứng/mái/năm ≥ 170 quả; tiêu tốn thức thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,6 kg; tỷ lệ giảm đàn ≤ 2%/tháng; Tỷ lệ phôi ≥ 90%; tỷ lệ nở/trứng ấp ≥ 78%.

2. Xây dựng 9 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

40.

Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học.

1. Xây dựng được mô hình vỗ béo đàn bò thịt gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi và vệ sinh môi trường.

1. Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, giá trị trong chăn nuôi bò đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải để sản xuất phân hữu cơ.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi

Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội

2020-2022

1. Xây dựng 12 mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng đệm lót sinh học với quy mô 4.800 bò thịt. Khả năng tăng trọng ≥ 800 gam/con/ngày.

2. Sản xuất được 20.000 tấn phân hữu cơ phục vụ cho các mô hình cây ăn quả và rau màu.

3. Xây dựng 4 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

41.

Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt.

1. Xây dựng được mô hình vỗ béo đàn bò thịt.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi và vệ sinh môi trường.

1. Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, giá trị trong chăn nuôi bò đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi bò thịt.

3.Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Thái Bình

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình vỗ béo bò thịt, quy mô 1.200 bò thịt. Khả năng tăng trọng ≥ 700 gam/con/ngày.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

42.

Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (H’Mông, Lạc Thủy, Mía lai...) theo VietGAHP.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo VietGAHP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi theo VietGAHP.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo VietGAHP.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi gà thịt theo VietGAHP cho các cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Hòa Bình

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình gà thương phẩm (H’ Mông, Mía lai…), quy mô 30.000 con được chứng nhận VietGAHP.

Các chỉ tiêu kỹ thuật 16 tuần tuổi: tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,6 kg/con, tiêu tốn TÃ/kg tăng khối lượng ≤ 2,8 kg.

2. Xây dựng 3 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

43.

Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai…) đảm bảo An toàn sinh học.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm an toàn sinh học.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

1. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu an toàn sinh học.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thăm quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình.

Quảng Nam

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình gà thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai...), quy mô 30.000 con.

Các chỉ tiêu kỹ thuật 16 tuần tuổi: tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,6 kg/con, tiêu tốn TÃ/kg tăng khối lượng ≤ 2,8 kg.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

44.

Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai…) theo VietGAHP.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo VietGAHP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi theo VietGAHP.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo VietGAHP.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi gà thịt theo VietGAHP cho các cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Vĩnh Phúc

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình gà thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai...), quy mô 30.000 con được chứng nhận VietGAHP.

Chỉ tiêu kỹ thuật 16 tuần tuổi: tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,6 kg/con, tiêu tốn TÃ/kg tăng khối lượng ≤ 2,8 kg.

2. Xây dựng 3 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

45.

Phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

1. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thăm quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình.

Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Trị

2020-2022

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm an toàn sinh học, với quy mô 18.000 con.

- Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 10 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 90%, khối lượng cơ thể ≥ 2,6 kg/con, tiêu tốn TÃ ≤ 2,7 kg/kg tăng khối lượng.

2. Xây dựng 9 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

46.

Xây dựng mô hình chăn nuôi Thỏ Newzealand theo chuỗi liên kết.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

2. Nâng cao kiến thức cho người dân về chăn nuôi thỏ.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand sinh sản và thương phẩm năng suất, chất lượng cao.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi thỏ thương phẩm lấy thịt

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Bắc Ninh

2020-2022

1. Xây dựng 1 mô hình nuôi thỏ sinh sản và 02 mô hình thỏ lấy thịt, quy mô: mô hình thỏ sinh sản: 1.000 con, thỏ thương phẩm 10.000 con.

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Thỏ sinh sản: số lứa/ năm ≥ 5 con, số con/lứa ≥ 5 con; Thỏ lấy thịt: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 90%, khối lượng xuất chuồng ≥ 4,5 kg/con.

2. Xây dựng 3 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

47.

Phát triển mô hình chăn nuôi lợn thịt kết hợp xử lý chất thải để sản xuất phân hữu cơ.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt có sử dụng đệm lót sinh học và bể lắng nhiều ngăn gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

2. Nâng cao kiến thứccho người dân về xử lý chất thải trong chăn nuôi.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn có sử dụng đệm lót sinh học và bể lắng nhiều ngăn để thu gom chất thải sản xuất phân hữu cơ nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Nam Định, Ninh Bình

2020-2022

1. Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi lợn thịt có sử dụng đệm lót sinh học và bể lắng nhiều ngăn để thu gom chất thải sản xuất phân hữu cơ nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Quy mô 1000 con.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Khả năng tăng khối lượng ≥ 800 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg.

2. Xây dựng 4 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

48.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, Hạ Lang và Táp Ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc miền Núi.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn Hương, Hạ Lang và Táp Ná sinh sản và lợn thịt

2. Nâng cao kiến thức cho người dân về chăn nuôi lợn bản địa nhằm tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, Hạ Lang và Táp Ná sinh sản và lợn thịt.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng mô hình.

Cao Bằng

2020-2022

1. Xây dựng 2 mô hình nuôi lợn sinh sản, quy mô 200 con nái; Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Số con/lứa ≥ 7 con, tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi đạt ≥ 90%.

2. Xây dựng 01 mô hình nuôi lợn thịt, quy mô 400 con; Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng ≥ 85%, Khả năng tăng khối lượng > 400 g/con/ngày.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

49.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ có sử dụng chế phẩm sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

2. Nâng cao kiến thứccho người dân về chăn nuôi lợn hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ có sử dụng chế phẩm sinh học.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc

2020-2022

1. Xây dựng 6 mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ có sử dụng chế phẩm sinh học.. Quy mô 1000 con.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Khả năng tăng khối lượng ≥ 700 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ≤ 2,8 kg.

2. Xây dựng 6 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

50.

Phát triển mô hình chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn sinh học.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi an toàn sinh học.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học, có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh với lợn.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

Đồng Nai, Tây Ninh

2020-2022

1. Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học với quy mô 1000 con.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Khả năng tăng khối lượng ≥ 800 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg.

2. Xây dựng 4 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và 120 cơ sở được chứng nhận An toàn dịch bệnh với bệnh Dịch tả lợn và bệnh LMLM.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%.

51.

Xây dựng mô hình cải tạo để nâng cao năng suất đàn bò thịt địa phương.

1. Xây dựng được mô hình cải tạo để nâng cao tỷ lệ Sind hóa đàn bò sinh sản hướng thịt tại địa phương.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về chăn nuôi bò sinh sản hướng thịt.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản hướng thịt để nâng cao tỷ lệ Sind hóa đàn bò.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

Ninh Thuận

2020-2022

1. Xây dựng 3 mô hình cải tạo đàn bò sinh sản hướng thịt, quy mô 1.200 con bê.

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Tỷ lệ phối chửa ≥ 70%, khối lượng bê sơ sinh ≥ 25 kg/con.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15%

52.

Xây dựng mô hình chăn nuôi ngan thương phẩm nhằm cung cấp thực phẩm an toàn cho bộ đội ở vùng Biên giới phía Bắc.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi ngan thương phẩm.

2. Nâng cao kiến thức cho các chiến sỹ về chăn nuôi ngan.

1. Xây dựng được mô hình chăn nuôi ngan VCN/TP – VS7 thương phẩm.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình.

Lào Cai (Huyện Bát Xát)

2020-2022

1.Xây dựng được 3 mô hình với quy mô 6.000 con ngan thịt.

2. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 12 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống đến giết thịt ≥ 90%; Khối lượng xuất chuồng Ngan trống ≥ 4,2 kg, ngan mái ≥ 2,5 kg; Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng: ≤ 2,8 kg.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

IV. Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

 

 

53.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận.

- Chuyển giao các dòng Keo lai mô đã được công nhận vào phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất.

- Nhân rộng các dòng keo lai mô được công nhận ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh gỗ lớn bằng các dòng Keo lai mô đã được công nhận (AH1, AH7, BV71, BV75).

2. Đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền.

Bình Định

2020-2022

1. Xây dựng 03 mô hình, quy mô: 150 ha mô hình trồng thâm canh Keo lai mô. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Năng suất bình quân toàn chu kỳ đạt từ 25-30m3/ha/năm (chu kỳ kinh doanh 10-12 năm).

- Năng suất rừng tăng tối thiểu 25% so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ: Năm thứ 3 cây trồng có chiều cao vút ngọn ≥ 8 m; đường kính ngang ngực D1,3 ≥ 9 cm, tỷ lệ sống ≥ 90%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình về chứng chỉ rừng bền vững, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 30% so với tổng quy mô được duyệt.

54.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận.

- Chuyển giao các dòng Keo lai mô đã được công nhận vào phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất.

- Nhân rộng các dòng keo lai mô được công nhận ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh gỗ lớn bằng các dòng Keo lai mô đã được công nhận (AH1, AH7, BV71, BV75).

2. Đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền.

Phú Yên

2020-2022

1. Xây dựng 03 mô hình, quy mô: 150 ha mô hình trồng thâm canh Keo lai mô. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Năng suất bình quân toàn chu kỳ đạt từ 25-30m3/ha/năm (chu kỳ kinh doanh 10-12 năm).

- Năng suất rừng tăng tối thiểu 25% so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ: Năm thứ 3 cây trồng có chiều cao vút ngọn ≥ 8 m; đường kính ngang ngực D1,3 ≥ 9 cm, tỷ lệ sống ≥ 90%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình về chứng chỉ rừng bền vững, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 30% so với tổng quy mô được duyệt

55.

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Bạch đàn lai mô được công nhận.

- Chuyển giao các dòng Bạch đàn lai mô đã được công nhận để phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất.

- Nhân rộng các dòng bạch đàn lai mô được công nhận ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh gỗ lớn bằng các dòng bạch đàn lai mô đã được công nhận (GLGU9, GLSE9, Cự Vĩ).

2. Đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền

Yên Bái

2020-2022

1. Xây dựng 03 mô hình, quy mô: 150 ha mô hình trồng thâm canh Keo lai mô. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Năng suất bình quân toàn chu kỳ đạt từ 25-30 m3/ha/năm (chu kỳ kinh doanh 10-12 năm).

- Năng suất rừng tăng tối thiểu 30% so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ: Năm thứ 3 cây trồng có chiều cao vút ngọn ≥ 9 m; đường kính ngang ngực D1,3 ≥ 10 cm, tỷ lệ sống ≥ 90%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình về chứng chỉ rừng bền vững, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 30% so với tổng quy mô được duyệt

56.

Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép.

- Chuyển giao giống Giổi ăn hạt bằng cây ghép và kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây Giổi ăn hạt.

- Tạo thu nhập thường xuyên và ổn định lâu dài cho người dân làm nghề rừng.

- Nhân rộng được giống Giổi ăn hạt bằng cây ghép ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép (Mechilia tonkinensis A. Chev.).

2. Đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền.

Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Yên

2020-2022

1. Xây dựng 06 mô hình, quy mô: 90 ha mô hình rừng trồng thâm canh Giổi ăn hạt (Mechilia tonkinensis A. Chev.).

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Năm thứ 3, chiều cao ≥1,5 m; Đường kính gốc ≥ 3 cm; đường kính tán ≥1,0 m; tỷ lệ sống ≥ 85%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt

57.

Xây dựng mô hình trồng thâm canh Trám bằng cây ghép.

- Chuyển giao các giống Trám đen, Trám trắng và kỹ thuật lâm sinh bằng cây ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây Trám.

- Tạo thu nhập thường xuyên và ổn định cho người dân làm nghề rừng.

- Nhân rộng được giống cây Trám bằng cây ghép ra sản xuất.

1. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh cây Trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium tramdeum) bằng cây giống ghép.

2. Đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền.

Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái

2020-2022

1. Xây dựng 06 mô hình, quy mô: 90 ha mô hình rừng trồng thâm canh cây Trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium tramdeum) bằng giống cây ghép.

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

- Năm thứ 3, chiều cao ≥1,5 m; Đường kính gốc ≥ 3 cm; đường kính tán ≥1,0 m; tỷ lệ sống ≥ 85%.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt

58.

Xây dựng mô hình trồng một số cây Lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển giao một số giống cây lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

- Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập thường xuyên và ổn định sinh kế cho đồng bào vùng khó khăn.

- Nhân rộng được các giống lâm sản ngoài gỗ bản địa ra sản xuất.

1. Xây dựng các mô hình trồng cây LSNG (Khôi tía, Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Đinh lăng lá nhỏ).

2. Đào tạo, tập huấn trong và ngoài mô hình.

3. Thông tin tuyên truyền.

Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Giang

2020-2022

1. Xây dựng 100 ha mô hình trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm. Năng suất tăng tối thiểu 15% so với mô hình đại trà, chưa được gắn kết với tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

3. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 20% so với tổng quy mô được duyệt

V. Lĩnh vực Cơ điện và CN Sau thu hoạch

 

 

 

 

59.

Xây dựng mô hình ứng dụng máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa (máy cấy) nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (giống, công lao động…), tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

1. Xây dựng 9 mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy, quy mô 100 ha/mô hình.

2. Đào tạo, tập huấn trong MH và tập huấn ngoài mô hình.

3. Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang

2020-2022

1. Trong 3 năm xây dựng được 9 mô hình ứng dụng máy cấy với tổng quy mô diện tích 900 ha.

2. Tăng năng suất lao động trên 50%, giảm tối thiểu 1/2 lượng hạt giống so với phương pháp gieo sạ truyền thống; Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.

3. Tạo tiền đề để hình thành tổ dịch vụ cơ giới hóa (trước mắt là khâu máy cấy).

4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

5. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô diện tích được duyệt.

60.

Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại tỉnh Vĩnh Long.

Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo hạt (máy sạ theo khóm) trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (hạt giống, công lao động…), tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

1. Xây dựng 3 mô hình ứng dụng máy sạ lúa theo khóm, quy mô 100 ha/mô hình.

2. Đào tạo, tập huấn: trong mô hình và ngoài mô hình.

3. Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

Vĩnh Long

2020-2022

1. Trong 3 năm xây dựng được 3 mô hình ứng dụng máy sạ lúa theo khóm với tổng quy mô diện tích 300 ha; Tăng năng suất lao động 50%, giảm tối thiểu 30% lượng hạt giống so với phương pháp gieo sạ truyền thống. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.

2. Hình thành tổ dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa bằng ứng dụng máy sạ khóm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô diện tích được duyệt.

61.

Xây dựng mô hình ứng dụng máy sạ theo khóm trong sản xuất lúa tại Bạc Liêu.

Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo hạt (máy sạ theo khóm) trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (hạt giống, công lao động…), tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa.

1. Xây dựng 3 mô hình ứng dụng máy sạ lúa theo khóm, quy mô 100 ha/mô hình.

2. Đào tạo, tập huấn trong mô hình và tập huấn ngoài mô hình.

3. Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo, thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

Bạc Liêu

2020-2022

1. Trong 3 năm xây dựng được 3 mô hình ứng dụng máy sạ lúa theo khóm với tổng quy mô diện tích 300 ha; Tăng năng suất lao động 50%, giảm tối thiểu 30% lượng hạt giống so với phương pháp gieo sạ truyền thống. Hiệu quả kinh tế tăng trên 20%.

2. Hình thành tổ dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa bằng ứng dụng máy sạ khóm.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

4. Nhân rộng mô hình với diện tích tối thiểu đạt 15% so với tổng quy mô diện tích được duyệt.

62.

Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch phục vụ xuất khẩu.

Phát triển mô hình sản xuất muối sạch so với phương pháp truyền thống tăng trên 20 - 30% về sản lượng; Chất lượng muối tốt hơn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; giá bán cao hơn 20 - 30% nâng cao thu nhập cho diêm dân, góp phần phát triển sản xuất muối bền vững.

1. Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật (lắng, lọc nước chạt, xử lý môi trường ô kết tinh, cải tiến thiết bị vận chuyển, bảo quản, cải tạo ô kết tinh có khả năng ngăn chặn bụi, cát bay; cải tiến công cụ ô kết tinh…). Quy mô 1-2 ha/mô hình.

2. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia trong mô hình và nông dân ngoài mô hình để nhân rộng.

3. Tổ chức hội nghị, hội thảo đầu bờ; thông tin tuyên truyền để nhân rộng mô hình.

Nam Định, Thái Bình

2020-2022

1. Trong 3 năm xây dựng 6 mô hình sản xuất muối sạch, quy mô đạt 300 tấn muối sạch, giàu vi chất bảo vệ sức khỏe cho con người, đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang Nhật Bản. Năng suất muối tăng 20-30% so với phương pháp truyền thống, tăng giá trị sản phẩm muối trên 20%.

2. Tạo được liên kết giữa doanh nghiệp với hộ gia đình, HTX sản xuất, bao tiêu sản phẩm muối sạch với giá bán cao hơn muối thường trên 20%.

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định.

 

 

 

1