Loading


Quyết định 4605/QĐ-BNN-KN năm 2021 phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 4605/QĐ-BNN-KN
Ngày ban hành 25/11/2021
Ngày có hiệu lực 25/11/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4605/QĐ-BNN-KN

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Tờ trình số 679/TTr-KN ngày 22/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2022 (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia công bố Danh mục dự án khuyến nông Trung ương và tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KN (PTH.07b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 4605/QĐ-BNN-KN ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên dự án

Mục tiêu của dự án

Nội dung hoạt động

Địa bàn triển khai (tỉnh)

Thời gian thực hiện

Kết quả dự kiến

I

Lĩnh vực Trồng trọt - Bảo vệ thực vật

 

 

 

1.

Xây dựng mô hình sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long

1. Tạo được vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo đạt chất lượng phục vụ xuất khẩu và bảo vệ môi trường.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

1. Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật đồng bộ từ gieo cấy đến thu hoạch tạo sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

2. Xây dựng mô hình tổ chức liên kết giữa HTX/Tổ hợp tác và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 600 ha lúa và kết nối với các dự án hiện có tạo thành vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm với quy mô 1.000 ha.

2) Liên kết HTX với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn gói kỹ thuật đồng bộ trong sản xuất lúa giảm chi phí; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất lúa đại trà.

2.

Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ

1. Khai thác lợi thế đa dạng về sinh thái sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân vùng Bắc trung bộ.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất.

1. Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng ứng dụng gói kỹ thuật đồng bộ thâm canh, cơ giới hóa sản xuất và xay xát, đóng gói.

2. Xây dựng mô hình tổ chức liên kết giữa HTX/Tổ hợp tác và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến lúa chất lượng theo chuỗi giá trị.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Thanh Hóa, Nghệ An

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 300 ha lúa chất lượng, năng suất bình quân ≥ 60 tạ/ha/năm.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ…)

3) Người tham gia mô hình được tập huấn gói kỹ thuật đồng bộ thâm canh, cơ giới hóa sản xuất lúa.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất lúa đại trà.

3.

Xây dựng mô hình sản xuất lúa bản địa phục vụ phát triển sản phẩm OCOP tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

1. Khai thác lợi thế vùng miền núi tạo ra sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

2. Chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, thu hoạch, bảo quản, chế biến các giống lúa bản địa đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3-4 sao tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, ổn định sinh kế, tăng thu nhập cho nông dân.

1. Xây dựng mô hình sản xuất các giống lúa bản địa: Shéng Cù, nếp Thẩm Dương, Chăm Pét, Tẻ Dâu, Tẻ Tròn, nếp Khẩu Nua Lếch, Khẩu Nua Pái, Tú Lệ, Già Dui, … áp dụng quy trình sản xuất lúa cải tiến, sử dụng phân hữu cơ sinh học, vi sinh tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng.

2. Xây dựng mô hình THT/HTX tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ sản phẩm phục vụ phát triển sản phẩm OCOP.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu và Lào Cai

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 300 ha lúa bản địa, năng suất ≥ 55 tạ/ha, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3-4 sao.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến …).

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật canh tác tiên tiến, thu hoạch, bảo quản, chế biến các giống lúa bản địa.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

4.

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại Đồng bằng sông Cửu Long

1. Nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây ăn quả (xoài, mít, sầu riêng, bưởi) theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và chứng nhận VietGAP.

3. Xây dựng mô hình HTX tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

5. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 300 ha cây ăn quả (xoài, mít, sầu riêng, bưởi) theo tiêu chuẩn VietGAP gồm: - Mô hình trồng mới: Tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >95%, cây sinh trưởng phát triển tốt. - Mô hình thâm canh: Năng suất tăng ≥10% trở lên và kết nối các dự án tạo thành vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết HTX với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

5.

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây Bắc.

1. Nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP phục vụ cho doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây ăn quả (Chanh leo, dứa, xoài, cam) theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và chứng nhận VietGAP.

3. Xây dựng mô hình HTX tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

5. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 300 ha cây ăn quả (Chanh leo, dứa, xoài, cam) theo tiêu chuẩn VietGAP gồm: - Mô hình trồng mới: Tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >95%, cây sinh trưởng phát triển tốt. - Mô hình thâm canh: Năng suất tăng ≥10% trở lên và kết nối với các dự án tạo thành vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết HTX với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

6.

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây Nguyên.

1. Nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây ăn quả (Chanh leo, sầu riêng, bơ, mít) theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và chứng nhận VietGAP.

3. Xây dựng mô hình HTX tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

5. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đắk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 200 ha cây ăn quả (Chanh leo, sầu riêng, bơ, mít) theo tiêu chuẩn VietGAP gồm: - Mô hình trồng mới: Tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >95%, cây sinh trưởng phát triển tốt. - Mô hình thâm canh: Năng suất tăng ≥10% trở lên và kết nối với các dự án tạo thành vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc và chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết HTX với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

7.

Xây dựng mô hình trồng, thâm canh bơ tạo cảnh quan và thao trường trong đơn vị quân đội.

1. Chuyển giao đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong trồng, thâm canh giống bơ mới theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất quốc phòng, tạo cảnh quan và nâng cao hiệu quả đào tạo huấn luyện cán bộ, chiến sỹ toàn quân.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh bơ theo tiêu chuẩn VietGAP, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Bình Phước, Đắk Nông

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 100 ha bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. - Mô hình trồng mới tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >95%, cây sinh trưởng phát triển tốt. - Mô hình thâm canh: Năng suất mô hình tăng ≥ 10% trở lên, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

3) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

8.

Xây dựng mô hình trồng, thâm canh một số cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP.

1. Chuyển giao đồng bộ tiến bộ kỹ thuật sản xuất một số cây ăn quả (cam, bưởi, mít) theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Nâng cao vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người sản xuất.

1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây ăn quả cam, bưởi, mít theo tiêu chuẩn VietGAP.

2. Xây dựng mô hình HTX tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Hòa Bình, Sơn La

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 100 ha cây ăn quả (cam, bưởi, mít) theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Mô hình trồng mới tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >95%, cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Mô hình thâm canh: Năng suất mô hình tăng ≥ 10% trở lên, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

9.

Xây dựng mô hình vườn mẫu thâm canh cam, bưởi bền vững, an toàn dịch bệnh.

Chuyển giao đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cam, bưởi theo hướng bền vững an toàn dịch bệnh và đạt tiêu chuẩn VietGAP.

1. Xây dựng mô hình thâm canh cây ăn quả cam, bưởi theo hướng bền vững an toàn dịch bệnh và đạt tiêu chuẩn VietGAP.

2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 200 ha cây ăn quả cam, bưởi theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh, năng suất tăng 10% trở lên. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

3) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

10.

Xây dựng mô hình sản xuất một số loại rau phục vụ nhà máy chế biến tại Ninh Bình.

1. Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất rau phục vụ nhà máy chế biến (Công ty CP thực phẩm XK Đồng Giao,...).

2. Nâng cao năng lực, vai trò HTX trong tổ chức sản xuất, liên kết với Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

3. Nâng cao giá trị sản xuất, tạo vùng nguyên liệu sản xuất rau đạt tiêu chuẩn nhà máy chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái.

1. Xây dựng mô hình sản xuất rau (đậu tương rau, cải ăn lá, ngô ngọt,...) đạt tiêu chuẩn nhà máy chế biến.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh giữa HTX, nông dân liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Ninh Bình

2022 -2024

1) Mô hình sản xuất được 100 ha rau (đậu tương rau, cải ăn lá, ngô ngọt...); hình thành vùng nguyên liệu sản xuất rau hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ nhà máy chế biến. Năng suất Đậu tương rau ≥7 tấn/ha/vụ, rau cải ăn lá ≥20 tấn/ha/vụ, Ngô ngọt ≥11 tấn/ha/vụ.

2) Liên kết HTX với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm bền vững.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn nhà máy; nâng cao năng lực quản trị cho HTX.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

11.

Xây dựng mô hình sản xuất thạch đen phục vụ xuất khẩu.

1. Hình thành chuỗi liên kết và phát triển sản xuất cây thạch đen năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3. Nâng cao giá trị cây thạch đen góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân một số tỉnh miền núi phía Bắc.

1. Xây dựng mô hình sản xuất thạch đen có chứng nhận VietGAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

2. Cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3. Liên kết với doanh nghiệp để chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 120 ha cây thạch đen được cấp mã số vùng trồng và truy suất nguồn gốc; năng suất khô đạt bình quân ≥6,0 tấn/ha; ≥40% diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật quy trình sản xuất thạch đen theo tiêu chuẩn VietGAP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà. Mô hình được nhân rộng ≥20% so với quy mô dự án được duyệt.

12.

Xây dựng mô hình sản xuất đậu tương năng suất, chất lượng cao theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc

1. Khai thác lợi thế vùng miền, sản xuất các giống đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao, nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

2. Nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân và vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

1. Xây dựng mô hình trồng luân canh, xen canh các giống đậu tương mới (năng suất, chất lượng cao), thay thế giống cũ tại địa phương phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

2. Hình thành chuỗi liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 200 ha giống đậu tương mới, năng suất trồng xen ≥ 1,2 tấn/ha/vụ, trồng thuần đạt ≥ 2,2 tấn/ha/vụ.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (sản xuất - thu hoạch - chế biến …)

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật luân, xen canh các giống đậu tương mới.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

13.

Xây dựng mô hình sản xuất Sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị.

1. Khai thác lợi thế vùng miền phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, kết hợp với du lịch sinh thái, nâng cao giá trị tổng hợp.

2. Chuyển giao kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vùng sản xuất sen lấy hạt và lấy hoa.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

1. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến (giống, kỹ thuật canh tác và thu hoạch, bảo quản) xây dựng mô hình sản xuất Sen lấy hạt và lấy hoa, gắn với phát triển du lịch sinh thái.

2. Xây dựng mô hình THT/HTX liên kết với doanh nghiệp tổ chức sản xuất Sen gắn với dịch vụ du lịch và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Hà Nội, Nghệ An, Đồng Tháp

2022 -2024

1) Mô hình sản xuất được 100 ha Sen lấy hoa và hạt kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản sen giống mới.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

14.

Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Nghệ An

1. Chuyển giao đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc.

2. Liên kết theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp nguyên liệu chè chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng phục vụ chế biến, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành hàng chè tại địa phương.

1. Xây dựng mô hình trồng chè giống mới chất lượng cao, áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ.

2. Xây dựng MH mô hình chuyển đổi thâm canh chè theo hữu cơ thời kỳ kinh doanh (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm mô hình). Thực hiện các hoạt động chứng nhận, truy xuất nguồn gốc.

3. XDMH tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh (HTX, tổ hợp tác) chè tại các điểm mô hình thâm canh, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Nghệ An

2022-2024

1) Mô hình trồng mới 15 ha chè hữu cơ giống mới chất lượng cao (5 ha/năm), năng suất chè tuổi ba đạt 2-3 tấn/ha.

2) Mô hình thâm canh 30 ha chè hữu cơ (10 ha/năm, thực hiện liên tiếp 3 năm tại cùng địa điểm), đến năm thứ 3, có ≥70% các tiêu chí đạt TCVN 11041-2:2017, có ≥50% sản phẩm chè của mô hình được chứng nhận hữu cơ và truy xuất nguồn gốc.

3) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

4) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất và thâm canh chè hữu cơ.

5) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

6) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

15.

Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững, liên kết theo chuỗi giá trị

1. Chuyển giao gói kỹ thuật thâm canh tổng hợp, thu hoạch, bảo quản trong sản xuất cao su tiểu điền nhằm tăng năng suất, chất lượng mủ, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến.

2. Liên kết theo chuỗi giá trị, ổn định đầu ra cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su.

1. Xây dựng mô hình thâm canh cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh; áp dụng gói kỹ thuật thu hoạch, bảo quản mủ cao su (thực hiện 3 năm liên tiếp tại cùng điểm mô hình).

2. Xây dựng MH tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh cao su (HTX, CLB...), liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Kon Tum, Bình Phước, Bình Thuận

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 360 ha thâm canh cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh (120 ha/năm, thực hiện liên tiếp 3 năm tại cùng địa điểm), năng suất mủ tăng ≥10%; giảm tổn thất sau thu hoạch, sản lượng mủ đạt tiêu chuẩn thu mua tăng ≥20% so với ngoài mô hình;

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình kỹ thuật thâm canh cao su tiểu điền; Gói kỹ thuật thu hoạch, bảo quản mủ cao su.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

16.

Xây dựng Mô hình HTX tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL

1. Hình thành vùng sản xuất, cung ứng hạt giống lúa nguyên chủng và xác nhận thông qua liên kết giữa HTX với doanh nghiệp phục vụ vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu, có truy xuất nguồn gốc.

2. Nâng cao năng lực tổ chức, vai trò của HTX trong tổ chức sản xuất hạt giống. Góp phần tăng diện tích sử dụng hạt giống cấp nguyên chủng và xác nhận 1 trong vùng dự án, giảm giá bán hạt giống ≥ 10% so với thị trường và phát triển bền vững.

1. Xây dựng mô hình HTX tổ chức sản xuất giống lúa các cấp phục vụ vùng nguyên liệu: 1.1. Mô hình HTX sản xuất hạt giống cấp nguyên chủng, cấp mã số vùng trồng quy mô 20ha/vụ/HTX. 1.2. Mô hình HTX sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận 1, cấp mã số vùng trồng, quy mô 50ha/vụ/HTX.

2. Đào tạo nghề sản xuất giống cho các thành viên trong HTX và nâng cao năng lực cho Ban quản trị HTX.

3. Liên kết giữa HTX và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi;

4. Tổ chức tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An

2022 -2024

1) Tổ chức 4-6 mô hình HTX sản xuất được 160 ha giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp nguyên chủng, năng suất 4,5 tấn/ha, giảm giá bán hạt giống ≥ 10% so với thị trường.

2) Tổ chức từ 10-12 mô hình HTX sản xuất được 1.000 ha giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp xác nhận 1, năng suất 5,0 tấn/ha, giảm giá bán hạt giống ≥ 10% so với thị trường.

3) Liên kết giữa HTX và Doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ 90% lượng giống Nguyên chủng và 80% lượng giống xác nhận 1 theo chuỗi.

4) Thành viên HTX được đào tạo nghề sản xuất hạt giống lúa; Nâng cao năng lực quản lý cho Ban quản trị HTX.

5) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

6). Hiệu quả kinh tế của thành viên HTX tham gia mô hình sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng tăng 30% và lúa giống cấp xác nhận tăng 20% so với sản xuất lúa thương phẩm.

II

Lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y

 

 

 

 

17.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu VietGAHP, liên kết HTX theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc

1. Hình thành vùng chăn nuôi gà thịt tập trung, gắn với chuỗi liên kết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng và nâng cao kiến thức cho người sản xuất về kỹ thuật chăn nuôi VietGAHP.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu theo VietGAHP, liên kết HTX theo chuỗi giá trị.

2. Tổ chức chuỗi liên kết chăn nuôi với giết mổ tập trung và tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát huy hiệu quả đầu tư.

Hải Dương, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 60.000 con gà thịt lông màu đạt chứng nhận VietGAHP.

2) Liên kết HTX với giết mổ tập trung và tiêu thụ sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt lông màu theo VietGAHP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

18.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi lợn thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Hình thành vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

2. Nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi về kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi lợn thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tuần hoàn theo hướng hữu cơ (Chăn nuôi - xử lý chất thải chăn nuôi bằng CPSH làm phân bón hữu cơ cho cây trồng).

2. Tổ chức chuỗi liên kết từ sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Nai, Đồng Tháp, Sóc Trăng

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 2.000 con lợn thịt chăn nuôi tuần hoàn theo hướng hữu cơ. Khả năng tăng khối lượng ≥ 700 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm (Chăn nuôi - giết mổ tập trung - chế biến và tiêu thụ sản phẩm)

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ; quy trình xử lý chất thải làm phân bón hữu cơ.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

19.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP

1. Hình thành vùng chăn nuôi lợn thịt tập trung, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người sản xuất về kỹ thuật chăn nuôi lợn theo VietGAHP.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

1. Xây dựng mô hình HTX chăn nuôi lợn thịt VietGAHP.

2. Tổ chức chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, đăng ký thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát huy hiệu quả đầu tư.

Quảng Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 2.000 con lợn thit đạt chứng nhận VietGAHP. Khả năng tăng khối lượng ≥ 700g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm; đăng ký thương hiệu, truy xuất nguồn, chứng nhận tối thiểu 01 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

3. Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt VietGAHP và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà

20.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Hình thành vùng nguyên liệu bò thịt, liên kết HTX với chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi bò thịt và vai trò của liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

1. Chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò thịt tuần hoàn khép kín (Chăn nuôi - xử lý chất thải chăn nuôi bằng CPSH làm phân bón hữu cơ cho cây trồng) và sử dụng công nghệ phối trộn thức ăn TMR. 2 Tổ chức chuỗi liên kết HTX/tổ hợp tác gắn với tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát huy hiệu quả đầu tư.

Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang

2022-2024

1) Mô hình vỗ béo được 2.000 bò thịt. Khả năng tăng khối lượng bình quân đạt ≥ 850g/con/ngày.

2) Liên kết HTX với giết mổ tập trung và tiêu thụ sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật vỗ béo bò thịt sử dụng công nghệ TMR và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà

21.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về chăn nuôi gà bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 45.000 con gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ. Chứng nhận tối thiểu 01 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm (Chăn nuôi - giết mổ tập trung - chế biến và tiêu thụ sản phẩm).

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa theo hướng hữu cơ và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà

22.

Xây dựng mô hình chăn nuôi dê bền vững tại Tuyên Quang

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn dê.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi dê.

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản. Sử dụng các giống dê hướng thịt nhập nội, các giống bản địa và con lai.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Huyện Lâm Bình - Tuyên Quang

2022-2024

1) Mô hình với quy mô 300 con dê cái sinh sản và 15 con đực. Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt: ≥1,6 lứa/cái/năm; khối lượng sơ sinh ≥ 2,3 kg/con; tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi ≥ 90%.

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà

23.

Xây dựng mô hình hợp tác xã nuôi ong, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình nuôi ong, quy trình khai thác mật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị mật ong.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người dân về nuôi ong nội

1. Xây dựng mô hình HTX nuôi ong nội, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Huyện Bắc Hà - Lào Cai

2022-2024

1) Mô hình với quy mô 900 đàn ong mật (giống ong nội Apiscereca). 03 cầu/đàn, năng suất mật bình quân ≥ 18kg/đàn/năm, chất lượng mật bảo đảm không tồn dư kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật.

2) Liên kết HTX với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi và khai thác mật ong.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà

24.

Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò địa phương

1. Áp dụng công nghệ thụ tinh nhân cho bò nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò địa phương.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt.

1. Chuyển giao kỹ thuật cải tạo đàn bò địa phương sử dụng các giống bò thịt năng suất cao.

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Bắc Kạn

2022-2024

1) Mô hình TTNT được 600 bò cái nền. Tỷ lệ phối chửa lần 1 ≥ 70%, khối lượng bê sơ sinh ≥ 24 kg/con.

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò thịt.

3) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

25.

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu năng suất cao, theo hướng an toàn sinh học tại các đơn vị quân đội miền núi Phía Bắc

1. Chuyển giao đồng bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăn nuôi gà thịt lông màu theo hướng an toàn sinh học

2. Nhân rộng và nâng cao kiến thức cho cán bộ chiến sỹ về chăn nuôi gà thịt lông màu theo hướng an toàn sinh học.

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt lông màu năng suất cao, theo hướng an toàn sinh học

2. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình.

Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 50.000 con gà thịt lông màu. Gà lông màu lai (trống nội × mái ngoại) kết thúc 14 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,6 kg, tiêu tốn thức ăn ≤ 2,9 kg/kg tăng khối lượng.

2) Cán bộ, chiến sĩ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học.

3) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

26.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.

1. Hình thành vùng chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn dịch bệnh nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn phục vụ xuất khẩu.

2. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi trên địa bàn về chăn nuôi an toàn dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả, lở mồm long móng trên lợn và mô hình an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle.

2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng theo quy định.

Đồng Nai, Bình Phước, Thanh Hóa, Hà Nam

2022-2024

1) Mô hình chứng nhận được 6 vùng chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn dịch bệnh cấp huyện.

2) Liên kết người chăn nuôi và Doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

27.

Xây dựng mô hình vùng nguyên liệu chuỗi thịt lợn an toàn

1. Hình thành vùng nguyên liệu chuỗi thịt lợn an toàn, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

2. Nhân rộng và nâng cao kiến thức cho người dân về chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

1. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, sử dụng chế phẩm sinh học góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra sản phẩm thịt lợn an toàn, chất lượng.

2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm

3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn thịt an toàn.

Nam Định

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 1.500 con lợn thịt. Khả năng tăng khối lượng ≥ 700 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm (Chăn nuôi - giết mổ tập trung - chế biến và tiêu thụ sản phẩm)

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

28.

Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

1. Áp dụng quy trình kỹ thuật vỗ béo bò thịt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.

2. Nhân rộng và nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về kỹ thuật vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.

1. Chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.

2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền về chăn nuôi lợn thịt an toàn.

Hà Giang

2022-2024

1) Mô hình vỗ béo được 320 con bò thịt. Khả năng tăng khối lượng cơ thể ≥ 750 gam/con/ngày. 100% số hộ được xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.

2) Liên kết người chăn nuôi và Doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò thịt.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà.

III.

Lĩnh vực Khuyến ngư

 

 

 

 

29.

Xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống nhật ký điện tử và công nghệ CPF (composite pufoam) trong khai thác, bảo quản hải sản trên tàu cá khai thác xa bờ

1. Tăng cường công tác quản lý và chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.

2. Nâng cao chất lượng sản phẩm bảo quản trên tàu cá đảm bảo an toàn thực phẩm.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống nhật ký điện tử và công nghệ CPF trong khai thác, bảo quản hải sản trên tàu cá xa bờ.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

Hải Phòng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu.

2022-2024

1) Mô hình lắp đặt được 12 hầm bảo quản ứng dụng công nghệ CPF trên tàu cá xa bờ có thể tích tối thiểu ≥ 20m3/hầm, vật liệu PU (pufoam) chiều dày ≥ 15cm, tỷ trọng ≥ 65 kg/m3; composite có chiều dày ≥ 5mm và lắp đặt trên 100 bộ thiết bị ghi nhật ký khai thác có giải điện áp 8- 16DVC, nhiệt độ làm việc 0-55oC, độ chính xác vị trí GPS ≤5m. Hệ thống đảm bảo số hóa, truyền/xuất dữ liệu (tọa độ, sản lượng, đối tượng đánh bắt…)

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật về sử dụng hệ thống nhật ký điện tử và công nghệ bảo quản hải sản trên tàu cá xa bờ.

3) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

30.

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa hữu cơ phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long

1. Tạo vùng nguyên liệu tôm - lúa đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia trong vùng nguyên liệu

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa hữu cơ.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng và tổ chức lại Tổ hợp tác/HTX tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 180 ha diện tích nuôi tôm - lúa; Cỡ tôm thu hoạch ≤ 30 con/kg; năng suất tôm ≥ 500 kg/ha; năng suất lúa ≥ 4 tấn/ha; sản phẩm đạt ≥ 70% số tiêu chí đánh giá tôm hữu cơ theo TCVN 11041.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng và tổ chức lại ≥ 3 tổ hợp tác/HTX trong chuỗi giá trị.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật về kỹ thuật nuôi tôm - lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình

31.

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP ở Bắc Trung bộ

1. Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP.

2. Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Nghệ An, Hà Tĩnh

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 6 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng; Cỡ tôm thu hoạch ≤ 60 con/kg; năng suất nuôi tôm đạt ≥ 15 tấn/ha/vụ; ≥ 80% sản phẩm dự án đạt chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 2 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; ≥ 90% số hộ tham gia mô hình được ký hợp đồng thu mua sản phẩm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt chứng nhận VietGAP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

32.

Xây dựng mô hình nuôi cá giò thương phẩm tại vùng biển miền Trung

1. Phát triển nghề nuôi cá giò thương phẩm trong lồng bằng vật liệu mới, thân thiện môi trường gắn với phát triển du lịch.

2. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, gắn kết tiêu thụ sản phẩm

1. Xây dựng mô hình nuôi cá giò thương phẩm bằng lồng HDPE tại vùng biển miền Trung.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Quảng Ngãi

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 1.500m3 lồng HDPE nuôi cá giò thương phẩm; Cỡ thu hoạch ≥ 5kg/con; năng suất đạt ≥ 10kg/m3.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: ≥ 95% sản phẩm được liên kết tiêu thụ.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi cá giò thương phẩm tại vùng biển miền Trung.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

33.

Xây dựng mô hình nuôi cá mú trân châu thương phẩm bằng lồng HDPE thích ứng vùng biển đảo

1. Phát triển nghề nuôi cá mú trân châu bằng lồng HDPE, thân thiện môi trường gắn với phát triển du lịch.

2. Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá mú trân châu thương phẩm bằng lồng HDPE thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Kiên Giang

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 1.500m3 lồng HDPE nuôi cá mú trân châu thương phẩm; Cỡ thu hoạch ≥ 2 kg/con, năng suất đạt ≥ 5 kg/m3.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: ≥ 95% sản phẩm được liên kết tiêu thụ.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi cá mú trân châu thương phẩm tại vùng biển đảo.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥15% so với trước khi thực hiện mô hình.

34.

Xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP

1. Phát triển nuôi cá tầm thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP vùng Tây Nguyên nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cá tầm.

2. Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá tầm

1. Xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được:

+ ≥ 2000 m3 lồng nuôi cá tầm thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP; Cỡ thu hoạch ≥ 1,8 kg/con; năng suất đạt ≥ 15kg/m3;

+ ≥ 1.200 m2 bể nuôi cá tầm thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP; Cỡ thu hoạch ≥ 1,8 kg/con; năng suất đạt ≥ 8 kg/m2.

+ ≥ 90% sản phẩm dự án đạt chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: ≥ 95% sản phẩm được liên kết tiêu thụ.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

35.

Xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm trong lồng trên sông gắn với xây dựng thương hiệu OCOP

1. Phát triển nuôi cá trắm đen thương phẩm trong lồng bè, nâng cao giá trị sản phẩm.

2. Xây dựng được thương hiệu sản phẩm OCOP tại địa phương

1. Xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm trong lồng trên sông và xây dựng thương hiệu OCOP tại địa phương.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

Bắc Ninh

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 600 m3 lồng nuôi cá trắm đen thương phẩm trên sông; Cỡ thu hoạch ≥ 3,5 kg/con; năng suất đạt ≥20 kg/m3; Sản phẩm cá Trắm đen của dự án được chứng nhận OCOP tại địa phương.

2) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi cá trắm đen thương phẩm trong lồng trên sông gắn với xây dựng thương hiệu OCOP.

3) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

4) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

36.

Xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP

1. Phát triển bền vững nghề nuôi cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

2. Hình thành tổ hợp tác/HTX liên kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tạo việc làm nâng cao đời sống thu nhập cho người dân địa phương.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng và tổ chức lại Tổ hợp tác/HTX tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Bắc Kạn, Phú Thọ, Điện Biên

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 2.000m3 lồng nuôi cá diêu hồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP; Cỡ thu hoạch ≥ 0,6 kg/con; Năng suất đạt ≥ 40 kg/m3; ≥ 90% sản phẩm dự án đạt chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 03 tổ hợp tác/HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ≥ 95% sản phẩm được tiêu thụ thông qua Hợp đồng liên kết.

3). Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng trên sông/hồ đạt chứng nhận VietGAP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

37.

Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ trong lồng đạt chứng nhận VietGAP

1. Phát triển bền vững nghề nuôi cá nheo Mỹ trong lồng tại lưu vực hồ chứa thủy điện đạt chứng nhận VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

2. Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ trong lồng đạt chứng nhận VietGAP.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Tuyên Quang

2022-2024

1) Mô hình xây dựng được ≥ 1.500m3 lồng nuôi cá nheo Mỹ; Cỡ thu hoạch ≥ 1,5 kg/con năng suất đạt ≥ 10 kg/m3; ≥ 90% sản phẩm dự án đạt chứng nhận VietGAP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: ≥ 90% sản phẩm được liên kết tiêu thụ.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo mỹ trong lồng đạt chứng nhận VietGAP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

38.

Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP

1. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật sinh hương để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian chế biến nước mắm.

2. Cơ sở đạt chứng nhận an toàn thực phẩm và sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Tổ chức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

1. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh sinh hương để nâng cao chất lượng trong sản xuất nước mắm.

2. Đào tạo, tập huấn; Thông tin tuyên truyền.

3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm và chứng nhận OCOP

Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được ≥ 6.000 lít nước mắm ứng dụng chế phẩm vi sinh vật sinh hương; thời gian chế biến rút ngắn 10-30%; hàm lượng đạm tổng tăng 10%; đạm thối giảm 10%; Cơ sở chế biến nước mắm tham gia dự án đạt chứng nhận sản phẩm OCOP.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Hình thành ≥ 03 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nước mắm.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chế biến nước mắm sử dụng chế phẩm vi sinh vật sinh hương để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với trước khi thực hiện mô hình.

IV

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

 

 

39.

Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu.

1. Nâng cao năng suất chất lượng gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (PEFC/VFCS).

2. Tạo được vùng nguyên liệu gỗ lớn phục vụ nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu, đáp ứng quy định về quản lý rừng bền vững của PEFC/VFCS.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, cấp chứng chỉ và tiêu thụ sản phẩm.

1. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn theo hướng quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn PEFC/VFCS .

2. Xây dựng vườn ươm cây đầu dòng cung cấp cây giống cho vùng nguyên liệu.

3. Xây dựng mô hình HTX, chủ rừng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ tổng kết và thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

5. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

2022-2024

1) Mô hình trồng được 120 ha Keo lai mô (AH1, AH7, X201, X205) theo hướng quản lý rừng bền vững , tỷ lệ sống ≥90% và kết nối các dự án tạo thành vùng nguyên liệu được cấp chứng chỉ PEFC/VFCS với quy mô 3.000 ha.

2) Mô hình sản xuất được 1,5 ha cây đầu dòng đạt tiêu chuẩn giống chất lượng.

3) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (trồng - thu hoạch - chế biến - xuất khẩu).

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chí quản lý rừng bền vững (PEFC/VFCS .

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

40.

Xây dựng mô hình trồng Quế theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

1. Tạo vùng nguyên liệu Quế hữu cơ có năng suất và chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn chế biến và xuất khẩu.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia trong vùng nguyên liệu.

1. Ứng dụng đồng bộ kỹ thuật từ giống đến thu hoạch mô hình trồng Quế theo hướng hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn chế biến và xuất khẩu.

2. Xây dựng mới/tổ chức lại mô hình HTX, THT tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu Quế hữu cơ nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.

2022-2024

1) Mô hình trồng được 180 ha Quế, tỷ lệ sống ≥90%, sau năm thứ 3 đạt: Doo≥ 2,2cm; Hvn≥ 2,5m và kết nối với các dự án tạo thành vùng nguyên liệu sản xuất Quế theo hướng hữu cơ với quy mô 300 ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình trồng Quế hữu cơ; nâng cao năng lực quản trị HTX/THT.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

41.

Xây dựng mô hình trồng Hồi ghép theo hướng hữu cơ phục vụ chế biến và xuất khẩu.

1. Tạo vùng nguyên liệu sản xuất Hồi theo hướng hữu cơ đạt chất lượng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

3. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm Hồi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trong vùng dự án.

1. Chuyển giao đồng bộ bộ quy trình trồng Hồi theo hướng hữu cơ từ giống đến thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

2. Xây dựng mới/tổ chức lại mô hình HTX/THT tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm Hồi theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

Quảng Ninh, Lạng Sơn

2022-2024

1) Mô hình trồng được 80 ha Hồi ghép, tỷ lệ sống ≥90%, sau năm thứ 3: chiều cao ≥ 1,5m, đường kính gốc ≥ 3 cm, đường kính tán ≥ 1m, 30% số cây ra hoa kết quả và kết nối với các dự án tạo thành vùng nguyên liệu sản xuất Hồi theo hướng hữu cơ với quy mô 200 ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình trồng Hồi hữu cơ; nâng cao được năng lực quản trị HTX/THT.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

42.

Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn thâm canh theo hướng quản lý rừng bền vững phục vụ chế biến và xuất khẩu.

1. Nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn PEFC/VFCS phục vụ chế biến và xuất khẩu.

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, cấp chứng chỉ và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của người trồng rừng.

1. Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn thâm canh từ khâu giống đến khai thác theo các tiêu chí quản lý rừng bền vững PEFC/VFCS .

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết chủ rừng, HTX, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, phát huy hiệu quả đầu tư.

Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang.

2022-2024

1) Mô hình trồng được 240 ha Keo lai mô (AH1, AH7, BV16) và keo tai tượng có xuất xứ Carwell hoặc Pongaki theo hướng quản lý rừng bền vững PEFC/VFCS , tỷ lệ sống ≥ 90%, sau 3 năm: D1,3 (cm) = 8-10; Hvn (m) = 9-11 và kết nối các dự án tạo thành vùng nguyên liệu được cấp chứng chỉ FSC với quy mô 2.000 ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi (trồng - thu hoạch - chế biến - xuất khẩu)

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chí quản lý rừng bền vững PEFC/VFCS.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

43.

Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Sơn tra ghép theo chuỗi giá trị.

1. Nâng cao năng suất và chất lượng Sơn tra đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu.

2. Nâng cao vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia mô hình.

1. Áp dụng đồng bộ quy trình trồng thâm canh Sơn tra từ khâu giống đến thu hoạch.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết giữa hộ dân, HTX, doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm Sơn tra.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Sơn La, Yên Bái

2022-2024

1) Mô hình trồng được 100 ha Sơn tra ghép, tỷ lệ sống ≥90%, năng suất quả bói năm thứ 3 đạt 3 tạ/ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình trồng, thâm canh, thu hoạch Sơn tra.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

44.

Xây dựng mô hình sản xuất Nghệ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

1. Chuyển giao giống nghệ năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh thối củ vào sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Nâng cao vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

1. Xây dựng mô hình sản xuất Nghệ năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ chế biến trong nước và xuất khẩu.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết giữa HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình

Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An

2022-2024

1) Mô hình sản xuất được 180 ha Nghệ N8, sạch bệnh, năng suất ≥ 26 tấn/ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình trồng, thâm canh nghệ năng suất cao, chống chịu bệnh thối củ.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

45.

Xây dựng mô hình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP gắn với liên kết theo chuỗi giá trị

1. Tạo vùng nguyên liệu sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn GACP đạt chất lượng phục vụ chế biến và xuất khẩu

2. Nâng cao năng lực, vai trò của HTX liên kết với Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia trong vùng dự án.

1. Áp dụng đồng bộ quy trình trồng dược liệu (Cát cánh, Ba kích) theo tiêu chuẩn GACP đảm bảo tiêu chuẩn chế biến.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết HTX, THT và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

4. Kết nối nội dung của dự án với các dự án hiện có trong vùng để phát triển vùng nguyên liệu, phát huy hiệu quả đầu tư.

Tuyên Quang, Bắc Giang

2022-2024

1) Mô hình trồng được 80 ha cây dược liệu (Ba kích, Cát cánh), trong đó năng suất Cát cánh bình quân 4 tấn rễ khô/vụ tương ứng với mật độ trồng 50.000 cây/ha và năng suất Ba kích sau 30 tháng củ Ba kích đạt 0,6- 0,8cm; và kết nối các dự án tạo vùng sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn GACP với quy mô đạt 120 ha.

2) Liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi

3) Người tham gia mô hình được tập huấn quy trình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP.

4) Nhân rộng kết quả mô hình thông qua: Tuyên truyền; đào tạo tập huấn; tham quan; sơ kết; tổng kết. Mô hình được nhân rộng ≥ 20% so với quy mô dự án phê duyệt.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất đại trà.

V

Lĩnh vực cơ giới hóa, bảo quản chế biến, sản phẩm OCOP

 

 

 

46.

Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

Phát triển mô hình sản xuất muối sạch nhằm tăng năng suất, chất lượng muối; Liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ kinh tế hộ sang kinh tế tập thể, tạo vùng nguyên liệu muối chất lượng cao phục vụ chế biến; tăng thu nhập cho diêm dân, ổn định đầu ra cho sản phẩm muối, góp phần phát triển sản xuất muối bền vững.

1. Xây dựng mô hình sản xuất muối sạch theo phương pháp phơi nước phân tán.

2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất (HTX diêm nghiệp) liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Bạc Liêu, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà, Bến Tre, Nam Định, Thái Bình

2022-2024

1) Xây dựng 40 ha mô hình sản xuất muối sạch, năng suất muối tăng ≥10% so với phương pháp sản xuất muối truyền thống. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 9638:2013 muối (Natri Clorua) thô.

2) Xây dựng 05 mô hình tổ chức quản lý sản xuất (HTX diêm nghiệp) liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, tiêu thụ trên 90% sản phẩm muối của mô hình.

3) Tổ chức đào tạo, tập huấn trên 750 lượt người hiểu và nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất muối sạch theo phương pháp phới nước phân tán.

4) Tổ chức hội thảo, hội nghị tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền về kết quả và hiệu quả của mô hình.

5) Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất muối ngoài mô hình. Nhân rộng mô hình với diện tích ≥ 20% so với tổng quy mô dự án được duyệt.

 

1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ