THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 603/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO RÀ SOÁT, XỬ LÝ VƯỚNG MẮC TRONG
HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ
về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ
về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô;
Căn cứ Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp
liên ngành;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo, gồm
các thành viên sau đây;
1. Trưởng ban: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
2. Phó Trưởng ban Thường trực:
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
3. Phó Trưởng ban:
- Ông Trần Văn Sơn - Bộ trường, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ;
- Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
4. Các thành viên gồm:
- Ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
- Ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ Giao thông, vận
tải;
- Ông Đặng Quốc Khánh - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
- Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
- Ông Trần Tiến Dũng - Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
- Mời lãnh đạo: Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, Ủy
ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) tham gia Ban Chỉ đạo.
Điều 2. Chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ
đạo, phối hợp rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo các bộ, cơ quan khẩn trương xử lý theo
thẩm quyền các vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật đã được chỉ ra tại
các Báo cáo của Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực
hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết
số 110/2023/QH15 của Quốc hội Khóa XV; đồng
thời tiếp tục tổng hợp, rà soát các vướng mắc, bất cập phát sinh (nếu có).
2. Chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương rà soát các
văn bản pháp luật, nhất là Luật Ngân sách nhà nước,
Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư công, các Luật thuế, Luật Dược.., và các văn bản hướng dẫn, xác định
các vướng mắc, điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ ở tầm luật.
3. Đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ
8, Quốc hội khóa XV xem xét, ban hành văn bản phù hợp, hiệu quả để xử lý ngay
các bất cập, vướng mắc pháp lý phát sinh trong thực tiễn, cản trở sự phát triển.
Điều 4. Cơ quan thường trực Ban
Chỉ đạo
1. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đảm
bảo các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức
năng hiện có của bộ để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; phối hợp,
theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện của các bộ, ngành và
địa phương; tổng hợp, xây dựng báo cáo, trình Trưởng Ban Chỉ đạo, Thủ tướng
Chính phủ kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất.
Điều 5. Tổ chức và hoạt động của
Ban Chỉ đạo
1. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo do
Trưởng Ban Chỉ đạo quy định.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và
tuân thủ các quy định về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối
hợp liên ngành và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Thủ tướng
Chính phủ và con dấu của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ban Chỉ đạo; thành viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ
được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình công tác.
Điều 6. Chế độ thông tin, báo
cáo
1. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo định kỳ
06 tháng, cả năm và đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình
hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ quan
thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo tình hình hoạt động gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng
Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của
Ban Chỉ đạo
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà
nước đảm bảo và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Tư
pháp.
Điều 8. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. Ban Chỉ đạo tự giải thể sau khi hoàn
thành nhiệm vụ.
Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý các vướng mắc
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo quy định tại Điều
1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NC, QHQT, QHĐP,
KTTH, NN, CN, Công báo;
- Lưu: VT, PL(2b).
|
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|