Loading


Quyết định 6448/QĐ-BCT năm 2015 phê duyệt "Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035" do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 6448/QĐ-BCT
Ngày ban hành 26/06/2015
Ngày có hiệu lực 26/06/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 6448/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VÙNG TÂY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên gắn với không gian mở, tập trung khai thác các cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ phát triển sản xuất kinh doanh trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Sử dụng, phát huy hiệu quả, hợp lý các nguồn lực sẵn có của các địa phương trong Vùng và kết hợp với ngoại lực, từng bước củng cố, nâng cao lợi thế so sánh (tĩnh và động) để phát triển các ngành công nghiệp và thương mại với cơ cấu hợp lý, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.

c) Phát triển các ngành công nghiệp và thương mại trong mối quan hệ tương hỗ phát triển giữa các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng, trong nước, trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, khu vực ASEAN và thế giới.

d) Phát triển công nghiệp và thương mại vùng Tây Nguyên gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại vùng sâu, vùng xa; gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn với quá trình đô thị hóa và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

đ) Phát triển thương mại và công nghiệp vùng Tây Nguyên gắn với xây dựng và củng cố vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái của Vùng.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên cả về số lượng và chất lượng; xây dựng cấu trúc ngành và phân bố không gian phát triển hợp lý; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thương mại bền vững phù hợp với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và đến năm 2035 vùng Tây Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp chế biến và thương mại của khu vực Đông Dương về các mặt hàng nông, lâm sản có lợi thế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên đạt 13 - 15%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và 12,5 - 14,0% giai đoạn 2021 - 2025; tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Tây Nguyên đạt khoảng 75 - 77% vào năm 2020 và 85 - 87% vào năm 2025; tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 70 - 80% vào năm 2020 và 90 - 95% vào năm 2025; tỷ lệ phát thải khí nhà kính của các ngành công nghiệp được hạn chế dưới 4%/năm;

b) Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Tây Nguyên tăng bình quân 21 - 22%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và 20 - 21%/năm giai đoạn 2021 - 2025; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của vùng Tây Nguyên tăng 15 - 16,5%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và tăng 16 - 17,5%/năm giai đoạn 2021 - 2025; tốc độ nhập khẩu tăng 10 - 12%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và tăng 13,5 - 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

3. Định hướng phát triển

3.1. Ngành công nghiệp

a) Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.

b) Tăng cường đầu tư theo chiều sâu đối với các ngành công nghiệp chế biến để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng và trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải, macadamia (mắc ca) và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống...

c) Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành thương mại hai dự án thí điểm khai thác bô xít, sản xuất alumin Nhân Cơ và Tân Rai đồng thời đẩy mạnh dự án điện phân nhôm và phát triển các sản phẩm sau nhôm làm hạt nhân cho phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, đặc biệt là ứng dụng công nghệ luyện thép từ bùn đỏ tại các nhà máy alumin.

d) Tăng cường hợp tác liên kết phát triển công nghiệp vùng Tây Nguyên với các vùng: Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia để mở rộng thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp công nghiệp vùng Tây Nguyên sang các nước Lào và Campuchia.

đ) Tổ chức không gian phát triển công nghiệp vùng Tây Nguyên phù hợp với yêu cầu khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế địa kinh tế trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia tạo điều kiện liên kết, hợp tác có hiệu quả.

3.2. Ngành thương mại

[...]
1