Loading


Quyết định 91/QĐ-BTNMT về Chương trình hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 91/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 13/01/2020
Ngày có hiệu lực 13/01/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020; NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, KHTC, PC.

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020; NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2020
(Ban hành theo Quyết định số 91/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Chương trình hành động với những nội dung sau:

I. BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH NĂM 2020.

1. Năm 2019, với quyết tâm tạo đột phá, phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững, ngành tài nguyên và môi trường đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra; dự báo sát các xu thế, nhận diện, xử lý kịp thời các khó khăn phát sinh từ thực tiễn; đổi mới cách nghĩ, cách làm, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; tăng cường công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất trên các lĩnh vực và trong phạm vi cả nước. Tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, biển và hải đảo, địa chất, khoáng sản, nước được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn, đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị,.. Nguồn thu từ tài nguyên đạt cao nhất trong nhiều năm qua.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động. Chủ động kiểm soát, phòng ngừa, các dự án có nguy cơ cao ô nhiễm để hoạt động an toàn, hiệu quả đóng góp cho tăng trưởng. Xác định các giải pháp tổng thể, đồng bộ để quản lý chất thải rắn, rác thải nhựa. Nhiều địa phương đã kiên quyết không tiếp nhận các dự án công nghệ lạc hậu, nhà máy dệt nhuộm ở khu vực nguồn nước sinh hoạt, khu vực nhạy cảm về môi trường. Chủ động trong ứng phó với biến đổi khí hậu với các giải pháp chiến lược; thúc đẩy tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong hành động của các cấp, các ngành, địa phương và người dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thúc đẩy mạnh theo hướng Chính phủ điện tử. Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường (phiên bản 2.0); hoàn thiện, vận hành các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia, chuyên ngành (đất đai, môi trường, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước...) kết nối, liên thông các bộ, ngành, địa phương. Với sự nỗ lực của toàn ngành chỉ số tiếp cận đất đai tăng, chất lượng cung cấp dịch vụ công theo khảo sát đánh giá của các tổ chức độc lập được cải thiện, chỉ đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS) tăng đều qua 3 năm.

2. Năm 2020, được Chính phủ xem là năm “về đích” hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2016 - 2020, tạo nền tảng cho các mục tiêu dài hạn hơn đến năm 2030, 2045. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến rất nhanh, phức tạp; tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu dự báo sụt giảm; chiến tranh thương mại tiếp diễn khó lường; rủi ro tỷ giá, lãi suất và bất ổn trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng; giá dầu thô và một số hàng hóa cơ bản biến động mạnh; cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhiều quốc gia, đối tác lớn thay đổi, điều chỉnh chính sách sẽ tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư, nhu cầu sử dụng tài nguyên. Các nước ngày càng chú trọng hàng rào kỹ thuật về môi trường, cùng với nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam dẫn đến nguy cơ chuyển dịch công nghệ lạc hậu, kém thân thiện với môi trường vào Việt Nam. Phong trào chống biến đổi khí hậu lên cao ở nhiều nước phát triển và lan rộng ra toàn thế giới dẫn đến nhiều nước, nhiều tổ chức phải thay đổi chính sách về biến đổi khí hậu như yêu cầu xoá bỏ điện than, không tài trợ cho các hoạt động sử dụng năng lượng hóa thạch từ năm 2022… đã tác động mạnh đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Ở trong nước, các cải cách về thể chế kiến tạo cho phát triển của Chính phủ sẽ tiếp tục tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, tác động đến nhu cầu về tài nguyên nhất là mặt bằng đất đai. Dự báo trong thời gian tới, BĐKH, thiên tai diễn biến nhanh; các tác động dài hạn đã được dự báo, nhận diện, tuy nhiên những tác động ngắn hạn là khó lường, khó dự báo do tính thất thường, cực đoan. Tình trạng thiếu bùn, cát, thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ còn tiếp diễn nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ sẽ tiếp tục tiếp diễn như thời gian qua. Tình trạng thiều nước cũng đang và sẽ xảy ra ở ngay cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Để thực hiện thành công mục tiêu năm 2020 và các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, ngành tài nguyên và môi trường đặt quyết tâm cao để đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tiếp tục đổi mới tư duy hành động; chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành; dự báo, phản ứng chính sách kịp thời để vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2020

Để thực hiện thành công mục tiêu năm 2020 và các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quán triệt phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” của Chính phủ, để kế thừa, phát huy các kết quả đạt được tiếp tục đổi mới tư duy hành động; chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành; dự báo, phản ứng chính sách kịp thời để vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, cần tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung

a) Tập trung hoàn thiện thể chế tạo đột phá giải phóng nguồn lực tài nguyên, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững. Sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đưa môi trường cùng với kinh tế, xã hội là ba trụ cột trung tâm của phát triển. Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, phát huy nguồn lực kinh tế, tài chính từ đất đai cho phát triển. Xây dựng chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường và chiến lược phát triển của các lĩnh vực.

b) Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, chú trọng tăng cường năng lực cho cấp địa phương. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ trung ương đến địa phương. Triển khai Đề án tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2030; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiện đại; chuyển đổi mạnh mẽ mô hình quản lý hiện nay sang mô hình phục vụ người dân, doanh nghiệp, kiến tạo cho phát triển.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ