Loading


Thông tư 15/2007/TT-BYT hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ Sở y tế công lập do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 15/2007/TT-BYT
Ngày ban hành 12/12/2007
Ngày có hiệu lực 14/01/2008
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Trần Chí Liêm
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******

Số: 15/2007/TT-BYT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG TÀI SẢN ĐỂ LIÊN DOANH, LIÊN KẾT HOẶC GÓP VỐN LIÊN DOANH ĐỂ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ công văn số 16586/BTC-HCSN ngày 05/12/2007 của Bộ Tài chính; Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng được thực hiện các quy định tại Thông tư này gồm:

a) Các cơ sở y tế công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (kể cả các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Y tế quản lý), là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và đúng với quy định của pháp luật;

b) Các cơ sở y tế công lập được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được sử dụng tài sản để góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và đúng với quy định của pháp luật;

c) Tổ chức sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập để hoạt động dịch vụ theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia góp vốn bằng tiền hoặc tài sản để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động dịch vụ.

2. Các hình thức sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh giữa cơ sở y tế công lập và các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là đối tác) để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ thực hiện theo quy định của Thông tư này gồm:

a) Hình thức phía đối tác và cơ sở y tế sử dụng tài sản là trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng để liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động dịch vụ, hạch toán riêng các chi phí và phân chia thu nhập theo tỷ lệ góp vốn, mức độ tham gia của các bên.

b) Hình thức cơ sở y tế công lập và phía đối tác liên doanh cùng góp vốn bằng tiền để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ.

c) Hình thức phía đối tác đầu tư lắp đặt trang thiết bị, cơ sở y tế công lập tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ, trả phía đối tác theo số lượng dịch vụ đã thực hiện (thuê thiết bị và trả chi phí thuê theo dịch vụ).

3. Các hoạt động dịch vụ theo quy định tại Thông tư này gồm: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, sàng lọc và cung cấp các chế phẩm từ màu, vắc xin, sinh phẩm; các dịch vụ như: giặt là, ăn uống, đưa đón bệnh nhân và các hoạt động phụ trợ khác.

II. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh mua sắm trang thiết bị để hoạt động dịch vụ phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, với quy hoạch phát triển tổng thể của đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền giao cho đơn vị.

2. Trang thiết bị để triển khai các kỹ thuật phải phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật của đơn vị. Những thiết bị để triển khai các kỹ thuật vượt quá phạm vi quy định của tuyến chuyên môn kỹ thuật, đơn vị phải trình lên cơ quan quản lý cấp trên thẩm định và phê duyệt theo quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/08/2005 của trưởng Bộ Y tế.

3. Việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh phải đảm bảo hiệu quả kinh tế; đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích giữa đơn vị, người bệnh và các bên đối tác.

4. Mức thu của các hoạt động dịch vụ do Thủ trưởng đơn vị và các bên đối tác thống nhất quyết định trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ các chi phí và có tích lũy hợp lý.

5. Thực hiện tính, trích khấu hao thiết bị, tài sản vào chi phí của dịch vụ theo chế độ khấu hao áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng đơn vị được quyết định tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định nhằm thu hồi vốn kịp thời đối với các tài sản sớm lạc hậu về công nghệ nhưng phải đảm bảo giá dịch vụ không được cao hơn trường hợp khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ bình thường và không được vượt quá 50% tỷ lệ khấu hao tài sản cố định xác định theo phương pháp đường thẳng của tài sản đó. Khi khấu hao nhanh, đơn vị phải đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động và có tích lũy, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.

6. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật.

7. Các đơn vị có trách nhiệm niêm yết công khai danh mục và mức thu của các dịch vụ từ các hoạt động liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để người bệnh biết, lựa chọn. Nghiêm cấm các đơn vị gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh, liên kết trong khi tại đơn vị có loại thiết bị đó và còn đủ khả năng đáp ứng.

8. Nguồn vốn để liên doanh liên kết của các đơn vị được trích từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn vay; vốn huy động của cán bộ, người lao động trong đơn vị. Trường hợp sử dụng tài sản của đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (hiện nay theo quy định tại Điều 11, Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập).

III. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Về chủ trương và thẩm quyền phê duyệt Đề án:

a) Chủ trương sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phải được thảo luận công khai, dân chủ và thống nhất bằng văn bản giữa Ban Giám đốc, Đảng ủy và tổ chức công đoàn của đơn vị.

b) Sau khi thống nhất về chủ trương, các đơn vị phải tổ chức lựa chọn đối tác, lựa chọn chủng loại thiết bị, hình thức liên doanh liên kết theo các quy định tại Thông tư này.

c) Phối hợp với các bên đối tác xây dựng Đề án sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Đề án phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại mục IV của Thông tư này. Đề án do Thủ trưởng đơn vị phê duyệt sau khi có thống nhất bằng văn bản giữa chính quyền, Đảng ủy và tổ chức công đoàn của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về việc phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ