Loading


Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV hướng dẫn về quản lý, điều hành hoạt động của cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao - Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 03/2012/TTLT-BNG-BNV
Ngày ban hành 15/08/2012
Ngày có hiệu lực 01/10/2012
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao,Bộ Nội vụ
Người ký Hồ Xuân Sơn,Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NGOẠI GIAO -
BỘ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2012/TTLT-BNG-BNV

Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ BIỆT PHÁI TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008,

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về quản lý, điều hành hoạt động của cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh vu đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về quy trình cử, bổ nhiệm thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sau đây gọi là cơ quan đại diện; cơ chế phối hợp trong việc quản lý, điều hành hoạt động; chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm các cơ quan chủ quản, các cơ quan đại diện, người đứng đầu các cơ quan đại diện và cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Cán bộ biệt phái" là cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành được biệt phái sang Bộ Ngoại giao để cử đi công tác tại các cơ quan đại diện theo chỉ tiêu biên chế biệt phái được giao, phù hợp với các quy định của pháp luật.

"Cán bộ biệt phái" không bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện và không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành không được giao chỉ tiêu biên chế nhưng được Bộ Ngoại giao chủ động bố trí công tác tại các cơ quan đại diện trong chỉ tiêu biên chế của Bộ Ngoại giao.

2. "Biên chế biệt phái" là số biên chế của mỗi bộ, ngành tại các cơ quan đại diện được Thủ tướng Chính phủ quyết định và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao theo quy định.

3. "Cơ quan chủ quản " là bộ, ngành có cán bộ biệt phái công tác tại cơ quan đại diện.

Điều 3. Quy trình cử, bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện, kéo dài vu rút ngắn nhiệm kỳ của cán bộ biệt phái.

1. Hàng năm, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan chủ quản rà soát biên chế biệt phái tại các cơ quan đại diện, các biên chế cần thay thế, cắt giảm, bổ sung, kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ công tác; tổng hợp danh sách và yêu cầu về tiêu chuẩn đối với các biên chế cần thay thế, bổ sung để triển khai thực hiện.

2. Căn cứ vào kết quả rà soát nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan chủ quản ra quyết định bằng văn bản về việc cử cán bộ biệt phái sang Bộ Ngoại giao để cử đi công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan đại diện.

Văn bản của cơ quan chủ quản về việc cử cán bộ biệt phái sang Bộ Ngoại giao cần nêu rõ: chức vụ, ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp, bậc lương đang hưởng trong nước của cán bộ biệt phái, tên cơ quan đại diện, biên chế được thay thế hoặc bổ sung.

3. Trên cơ sở văn bản của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đối với thành viên cơ quan đại diện và tổ chức bộ máy của cơ quan đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện, quyết định bổ nhiệm chức vụ, chỉ số sinh hoạt phí và các chế độ, chính sách đối với cán bộ biệt phái theo quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra kiến thức đối ngoại, ngoại ngữ, và trong trường hợp cần thiết, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành như nghiệp vụ lãnh sự, kế toán, lễ tân đối với cán bộ biệt phái trước khi bổ nhiệm vào các chức vụ, vị trí tương ứng tại cơ quan đại diện.

4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp sau:

a) Chỉ tiêu biên chế biệt phái của bộ, ngành liên quan tại cơ quan đại diện đã sử dụng hết;

b) Cán bộ biệt phái không đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với thành viên cơ quan đại diện hoặc các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với vị trí công tác dự kiến được cử;

c) Cán bộ biệt phái bị hạn chế hoặc cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ