Loading


Thông tư liên tịch 46/2001/TTLT-BTC-BGDĐT hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 46/2001/TTLT-BTC-BGDĐT
Ngày ban hành 20/06/2001
Ngày có hiệu lực 05/09/2001
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Tài chính
Người ký Lê Vũ Hùng,Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài chính nhà nước,Giáo dục

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 46/2001/TTLT-BTC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2001

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO SỐ 46/2001/TTLT/BTC-BGDĐT NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ THU, CHI HỌC PHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG THỨC KHÔNG CHÍNH QUY TRONG CÁC TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

Căn cứ Điều 40, Điều 41 Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998 quy định về "Phương thức giáo dục không chính quy"; Căn cứ Điều 42 Nghị định số 43/CP/2000 ngày 30/8/2000 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục".
Để thống nhất và tăng cường công tác quản lý thu, chi học phí đối với các hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập, liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn công tác quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG:

Hoạt động đào tạo không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập là những hoạt động đào tạo ngoài hệ chính quy. Các hoạt động đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2, tự học có hướng dẫn, đào tạo từ xa, đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn theo các chuyên đề, liên kết đào tạo, theo phương thức không chính quy thuộc đối tượng thực hiện Thông tư này.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG:

Các trường và cơ sở đào tạo có hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy được thu học phí của người học để đảm bảo chi phí đào tạo.

Tiền thu học phí đơn vị gửi vào tài khoản Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Nội dung và mức thu học phí:

Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân", căn cứ vào đặc điểm hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy, học phí được tính theo tháng đào tạo và mức thu như sau:

- Đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, tại chức tại các trường và liên kết với các địa phương, cơ quan ngoài nhà trường thu từ 100.000 đến 350.000 đồng/tháng/một người học

- Đào tạo Đại học bằng thứ hai tại các trường và liên kết với các địa phương, đơn vị ngoài nhà trường thu từ 150.000 đến 380.000 đồng/tháng/một người học.

- Học phí các loại hình đào tạo không chính quy khác, tuỳ theo yêu cầu, nội dung và tính đặc thù, nhà trường tự quyết định mức thu học phí với điều kiện không vượt quá mức thu cao nhất của các hình thức đào tạo đã nêu trên.

Căn cứ vào khung thu học phí đào tạo theo phương thức không chính quy hướng dẫn trên, Hiệu trưởng các trường và thủ trưởng các cơ sở đào tạo quy định mức thu cụ thể phù hợp với nội dung, chương trình và thời gian đào tạo của từng loại hình, cấp bậc, ngành nghề đào tạo và chi phí hợp lý để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động đào tạo.

2. Nội dung chi:

Học phí của trường và cơ sở đào tạo được chi cho các nội dung sau:

a. Chi tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ giảng dạy học tập như: sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá học sinh, sinh viên, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, thuê mướn cơ sở vật chất.

b. Chi cho các hoạt động chuyên môn: giảng dạy, học tập, phục vụ dạy học, hội nghị, hội thảo, tổ chức thi tuyển sinh và thi tốt nghiệp.

c. Chi thù lao giáo viên giảng dạy, thỉnh giảng và chi tiền lương cho lao động hợp đồng.

d. Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường.

e. Chi cho công tác quản lý, thanh toán các dịch vụ công cộng (tiền điện, nước, vệ sinh môi trường).

f. Chi hỗ trợ nghiên cứu khoa học.

g. Chi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài phối hợp tổ chức các hoạt động giảng dạy.

h. Chi nộp thuế (nếu có phát sinh theo quy định của pháp luật)

i. Chi khác: văn hoá thể thao, thưởng cho học sinh, sinh viên có thành tích tốt...

Hiệu trưởng, thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào số tiền thu được để quyết định mức chi hợp lý đạt chất lượng và hiệu quả đào tạo.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ