Loading

14:12 - 27/09/2024

Chỉ tiêu thống kê số văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương soạn thảo, ban hành được quy định như thế nào?

Chỉ tiêu thống kê số văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương soạn thảo, ban hành được quy định như thế nào? Ai là đơn vị chủ trì và phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp số liệu này?

Nội dung chính

    Chỉ tiêu thống kê số văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương soạn thảo, ban hành được quy định như thế nào?

    Chỉ tiêu thống kê số văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương soạn thảo, ban hành được quy định tại Tiểu mục 0101 Mục 01 Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BTP như sau:

    Khái niệm

    Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chủ trì soạn thảo, trình ban hành và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Trong đó bao gồm số liệu thống kê phản ánh thực trạng văn bản QPPL được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới do các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh chủ trì soạn thảo và đã được ban hành.

    - Văn bản QPPL: là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015.

    Trong đó, QPPL là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    Văn bản QPPL do các bộ, ngành, địa phương soạn thảo để trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền gồm những văn bản như: luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết của HĐND các cấp; quyết định của UBND các cấp; văn bản QPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,…

    - Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản QPPL là một biện pháp để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, phù hợp với đặc thù của mỗi giới; tạo cơ hội phát triển như nhau cho nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo đảm bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được thực hiện trong toàn bộ quy trình xây dựng văn bản QPPL, bao gồm những nội dung được quy định tại Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Phân tổ chủ yếu

    - Loại văn bản QPPL;

    - Loại văn bản QPPL được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới;

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

    Kỳ công bố: Năm.

    Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp.

    Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    Chủ trì: Cục Kế hoạch - Tài chính;

    Phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

    * Nội dung chỉ tiêu có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản QPPL, nhằm thu thập, tổng hợp số liệu phục vụ chỉ tiêu thống kê về bình đẳng giới trong hoạt động nói trên theo quy định của Luật bình đẳng giới và Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới và các văn bản QPPL về thống kê có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    397