Loading

11:18 - 14/11/2024

Chồng có tiền án thì vợ có giành quyền nuôi con được không?

Chồng có tiền án thì vợ có giành quyền nuôi con được không? Người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ và quyền gì? Tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi và chồng có một bé trai năm nay chưa được 2 tuổi. Từ lúc sinh con đến giờ chồng tôi có tiền án và đang đi tù. Bé cũng là do tôi chăm sóc từ lúc sinh ra cho đến bây giờ. Giờ tôi muốn ly hôn không biết là khi chồng tôi có tiền án thì tôi có được giành quyền nuôi con không ạ? Rất mong được giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn.

Nội dung chính

    Chồng có tiền án thì vợ có giành quyền nuôi con được không?

    Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn thì con của bạn dưới 36 tháng tuổi (chưa được 2 tuổi) thì sẽ giao trực tiếp cho bạn nuôi bất kể chồng của bạn có tiền án hay không trừ khi bạn không đủ điều kiện kinh tế để nuôi bé.

    Người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ và quyền gì?

    Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    222
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ