Loading

08:42 - 23/09/2024

Chức vụ trưởng thôn là gì? Trưởng thôn có phải là cán bộ không?

Cho tôi hỏi người giữ chức vụ trưởng thôn có phải là cán bộ không?

Nội dung chính


    Chức vụ trưởng thôn là gì? Trưởng thôn có phải là cán bộ không?

    Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng quy định về cán bộ công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:

    Đối tượng áp dụng

    1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

    2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ công chức như sau:

    Cán bộ, công chức

    ...

    3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    Đồng thời tại Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau:

    Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã

    1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã.

    2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

    a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

    b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

    c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

    d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

    g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

    h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

    ...

    Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau:

    Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố

    ...

    6. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

    ...

    Theo đó, chức vụ trưởng thôn không phải là cán bộ cấp xã theo quy định pháp luật hiện hành. Người đảm nhận chức vụ trưởng thôn được xem là người hoạt động không chuyên trách ở thôn.

    Chức vụ trưởng thôn có phải là cán bộ không? (Hình từ Internet)

    Cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào để trở thành trưởng thôn?

    Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố như sau:

    Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố

    Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

    Theo đó, cá nhân để trở thành trưởng thôn cần đáp ứng những điều kiện sau:

    - Có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn;

    - Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;

    - Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;

    - Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

    - Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.

    Trưởng thôn có nhiệm kỳ làm việc là bao nhiêu năm?

    Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV có quy định như sau:

    Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

    ...

    2. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố:

    a) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là 2,5 năm (hai năm rưỡi) hoặc 05 năm (năm năm) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thống nhất và phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.

    b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố

    Theo đó, người đảm nhận chức vụ trưởng thôn có nhiệm kỳ làm việc là 2,5 năm hoặc 05 năm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy

    saved-content
    unsaved-content
    347