Loading

15:36 - 20/09/2024

Dự kiến sẽ hoàn thành việc sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức trước năm 2026 không?

Dự kiến sẽ hoàn thành việc sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức trước năm nào?

Nội dung chính


    Dự kiến sẽ hoàn thành việc sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức trước năm 2026?

    Tại Phụ lục được ban hành kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2023 quy định về bảng phân công nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương

    Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức phải hoàn thành trước năm 2026. Ngoài ra, trước năm 2026, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng phải hoàn thành.

    TT

    Nội dung công việc

    Cơ quan chủ trì

    Cơ quan phối hợp

    Cấp trình, phê duyệt

    Thời gian hoàn thành

    I

    HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

    1

    Luật

    1.1

    Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ

    Bộ Nội vụ

    Bộ, ngành, địa phương

    Quốc hội

    Trước năm 2026

    1.2

    Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương

    Bộ Nội vụ

    Bộ, ngành, địa phương

    1.3

    Sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức

    Bộ Nội vụ

    Bộ, ngành, địa phương

    Công chức bao gồm những ai?

    Tại Điều 32 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 20, khoản 22 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định công chức bao gồm:

    - Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;

    - Công chức trong cơ quan nhà nước;

    - Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;

    - Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

    Cán bộ bao gồm những ai?

    Tại Điều 21 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định về cán bộ như sau:

    Cán bộ

    1. Cán bộ quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

    2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam căn cứ vào điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội và quy định của Luật này quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

    Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, cán bộ bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

    Dự kiến sẽ hoàn thành việc sửa đổi Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức trước năm 2026? (Hình từ Internet)

    Cán bộ, công chức không được làm những việc gì?

    Theo đó, Cán bộ công chức không được làm những việc như sau:

    (1) Cán bộ công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ bao gồm (Điều 18 Luật Cán bộ, công chức 2008):

    - Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

    - Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

    - Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

    - Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

    (2) Cán bộ công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước bao gồm (Điều 19 Luật Cán bộ, công chức 2008):

    - Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

    - Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

    - Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại mục này.

    Ngoài ra, cán bộ công chức không được làm những việc sau:

    Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền (Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008)

    saved-content
    unsaved-content
    19