Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập bởi cơ quan nào theo quy định hiện nay?
Nội dung chính
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập bởi cơ quan nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Công ty Quản lý tài sản
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thành lập Công ty Quản lý tài sản nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
2. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Theo quy định trên, cơ quan có quyền thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
Ngoài ra, Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập bởi cơ quan nào theo quy định hiện nay?
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thực hiện các hoạt động nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 53/2013/NĐ-CP về hoạt động của Công ty Quản lý tài sản như sau:
Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
1. Công ty Quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
b) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
c) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
d) Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
đ) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
e) Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
g) Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
h) Tổ chức bán đấu giá tài sản;
i) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
k) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.
Theo đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thực hiện các hoạt động được quy định nêu trên.
Trong đó có hoạt động cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay.
Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng qua phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng
1. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản phát hành.
2. Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.
3. Căn cứ năng lực tài chính của Công ty Quản lý tài sản, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản được mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;
c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;
d) Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
4. Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản xây dựng phương án mua các khoản nợ xấu theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều này trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện.
Như vậy, Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện qua phương thức nêu trên.