Loading

14:35 - 24/09/2024

Đánh giá tác động của chính sách theo 04 nội dung?

Đánh giá tác động của chính sách theo 04 nội dung nào từ ngày 01/6/2024? Hành vi nào bị nghiêm cấm khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Nội dung chính


    Đánh giá tác động của chính sách theo 04 nội dung từ ngày 01/6/2024?

    Ngày 25/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP.

    Theo đó, từ ngày 01/6/2024, sẽ đánh giá tác động của chính sách theo 4 nội dung sau:

    - Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên.

    - Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.

    - Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

    - Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.

    Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp nào?

    Tại Điều 7 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP có quy định về xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách như sau:

    Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách

    1. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

    2. Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.

    Như vậy, tác động của chính sách được đánh giá theo 2 phương pháp:

    - Phương pháp định lượng

    - Phương pháp định tính.

    Ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng.

    Trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.

    Đánh giá tác động của chính sách theo 04 nội dung từ ngày 01/6/2024? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì?

    Tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

    - Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

    - Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    - Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

    - Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Hành vi nào bị nghiêm cấm khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Tại Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định về hành vi bị nghiêm cấm khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

    - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

    - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

    - Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

     

    saved-content
    unsaved-content
    25