Danh sách văn phòng công chứng TP Thủ Đức? Quy định chung về phòng công chứng và văn phòng công chứng theo Luật mới
Nội dung chính
Danh sách văn phòng công chứng Thành phố Thủ Đức
Sau đây là danh sách văn phòng công chứng TP Thủ Đức:
(1) Văn phòng công chứng Chu Kim Tâm (tên cũ Nguyễn Thị Quý)
- Địa chỉ: 639 Lê Văn Việt, Tổ 5, Khu phố 6, P. Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 08:00 - 12:00 và 13:00 - 17:00 (Thứ 2 - Thứ 6). 08:00 - 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: 0969 586 749
(2) Văn phòng công chứng Lê Văn Sơn
- Địa chỉ: 77 Song Hành, Khu phố 5, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 36 366 795; (028) 36 366 796
(3) Văn phòng công chứng Huỳnh Tấn Nhật (tên cũ Đặng Thị Trinh Tuyết)
- Địa chỉ: Số 14/6 Tú Xương, Khu phố 1, P. Hiệp Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 08:00 - 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 36 368 738
(4) Văn phòng công chứng Lê Văn Dũng
- Địa chỉ: 112 Trương Văn Bang, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: 098 197 11 68
(5) Văn phòng công chứng Nguyễn Trí Tam
- Địa chỉ: 373 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 08:00 - 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: 0913 710 700
(6) Văn phòng công chứng Phong Phú
- Địa chỉ: 278 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long A, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 11:30 (Thứ 7)
- Điện thoại: 0903 879 399
(7) Văn phòng công chứng Đông Thành Phố
- Địa chỉ: 982 Kha Vạn Cân, P. Linh Chiểu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 11:30 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 37 205 045
(8) Văn phòng công chứng Thủ Thiêm
- Địa chỉ: 158 Trần Não, P. Bình An, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 37 407 555
(9) Văn phòng công chứng Thủ Đức
- Địa chỉ: 280A19 Lương Định Của, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 37 471 310
(10) Văn phòng công chứng Nguyễn Điệp (tên cũ VPCC Quận 9)
- Địa chỉ: Số 6 Lê Lợi, P. Hiệp Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 11:30 và 13:00 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 11:30 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 37 367 217; (028) 37 367 218
(11) Phòng công chứng số 3
- Địa chỉ: 12 Thống Nhất, P. Bình Thọ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 11:30 (Thứ 7)
- Điện thoại: (028) 37 220 322; (028) 37 220 323
(12) Văn phòng công chứng Trần Thị Thu Hằng
- Địa chỉ: Số 8/27, Đường 49B, Khu Phố 4, Phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc: 07:30 – 12:00 và 13:30 – 17:00 (Thứ 2 – Thứ 6 ), 7:30 – 12:00 (Thứ 7)
- Điện thoại: 0886 660 006
Danh sách văn phòng công chứng thành phố Thủ Đức đang được cập nhật...
Danh sách văn phòng công chứng TP Thủ Đức? Quy định chung về phòng công chứng và văn phòng công chứng theo Luật mới (Hình từ Internet)
Quy định chung về phòng công chứng theo Luật mới
Căn cứ Điều 20 Luật Công chứng 2024 quy định về phòng công chứng như sau:
- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2024, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có từ 02 công chứng viên trở lên; tại các địa bàn cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì Phòng công chứng có thể có 01 công chứng viên;
+ Có trụ sở đáp ứng đủ các điều kiện do Chính phủ quy định.
- Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng Phòng công chứng, do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật. Trưởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
- Tên của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
- Con dấu của Phòng công chứng không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khắc dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
- Việc đăng báo thông tin về thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Quy định chung về Văn phòng công chứng theo Luật mới
Căn cứ Điều 23 Luật Công chứng 2024 quy định về văn phòng công chứng như sau:
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh; tại các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Chính phủ quy định danh mục các đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân và việc chuyển đổi loại hình Văn phòng công chứng tại các đơn vị hành chính cấp huyện này.
- Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh phải có từ 02 thành viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh phải là công chứng viên và có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của Văn phòng công chứng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Trưởng Văn phòng công chứng và phải là công chứng viên đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên.
- Trưởng Văn phòng công chứng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng, thực hiện việc quản lý và điều hành hoạt động của Văn phòng công chứng; không được thuê người khác điều hành Văn phòng công chứng, không được cho thuê Văn phòng công chứng.
- Tên của Văn phòng công chứng bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” và tên riêng bằng tiếng Việt do các thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thỏa thuận lựa chọn hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân lựa chọn, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của Văn phòng công chứng;
+ Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác đang hoạt động trong phạm vi toàn quốc;
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng đủ các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Con dấu của Văn phòng công chứng không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khắc dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.