Loading

08:11 - 07/01/2025

Dùng chân lái xe ô tô sẽ bị phạt tới 50.000.000 đồng? (Nghị định 168/2024/NĐ-CP)

Mức phạt lỗi dùng chân lái xe ô tô? Lỗi dùng chân lái xe ô tô bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì có bị trừ điểm giấy phép cùng lúc không?

Nội dung chính

    Mức phạt lỗi dùng chân lái xe ô tô?

    Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    ...
    12. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ.
    13. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 12 Điều này mà gây tai nạn giao thông.
    ...
    15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
    b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
    c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Như vậy, theo quy định trên từ 2025 người điều khiển dùng chân lái xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

    Trường hợp dùng chân lái xe ô tô mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng - 70.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Dùng chân lái xe ô tô sẽ bị phạt tới 50.000.000 đồng? (Nghị định 168/2024/NĐ-CP)Dùng chân lái xe ô tô sẽ bị phạt tới 50.000.000 đồng? (Nghị định 168/2024/NĐ-CP) (Hình từ Internet)

    Lỗi dùng chân lái xe ô tô bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì có bị trừ điểm giấy phép cùng lúc không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 50 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục trừ điểm giấy phép lái xe
    1. Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe
    a) Việc trừ điểm giấy phép lái xe được thực hiện ngay sau khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà theo quy định của Nghị định này bị trừ điểm giấy phép lái xe có hiệu lực thi hành;
    b) Trường hợp cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần, nếu có từ 02 hành vi vi phạm trở lên theo quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe thì chỉ áp dụng trừ điểm đối với hành vi vi phạm bị trừ nhiều điểm nhất;
    c) Trường hợp số điểm còn lại của giấy phép lái xe ít hơn số điểm bị trừ thì áp dụng trừ hết số điểm còn lại của giấy phép lái xe đó;
    d) Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp giấy phép lái xe không thời hạn (xe mô tô, xe tương tự xe mô tô) và giấy phép lái xe có thời hạn (xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ) thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện trừ điểm đối với giấy phép lái xe không thời hạn khi người điều khiển xe mô tô, xe tương tự xe mô tô hoặc trừ điểm giấy phép lái xe có thời hạn khi người điều khiển xe ô tô, xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ thực hiện hành vi vi phạm hành chính có quy định bị trừ điểm giấy phép lái xe;
    đ) Không trừ điểm giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe đó đang trong thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

    Như vậy, lỗi dùng chân lái xe ô tô khi đã bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì sẽ không áp dụng mức phạt trừ điểm giấy phép cùng lúc với hành vi vi phạm.

    Người lái xe ô tô bị tước giấy phép lái xe nhưng vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông thì bị xử phạt như thế nào?

    Theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

     Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
    9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
    a) Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 năm trở lên;
    b) Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực

    Như vậy, theo quy định trên lỗi dùng chân lái xe ô tô sau khi bị tước giấy phép lái xe nhưng vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

    saved-content
    unsaved-content
    32