Loading

11:47 - 30/09/2024

Gia hạn thời hạn thanh tra quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào?

Trong các trường hợp nào thì việc gia hạn thời hạn thanh tra liên quan đến quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân được cho phép, và quy trình thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Gia hạn thời hạn thanh tra làm như thế nào?

    Căn cứ Điều 21 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về gia hạn thời hạn như sau:

    1. Việc gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Các cuộc thanh tra phức tạp, đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, địa bàn;
    b) Cần lấy ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc thực hiện việc trưng cầu giám định các nội dung liên quan đến cuộc thanh tra;
    c) Cần phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi thanh tra;
    d) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
    2. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Việc gia hạn thời hạn thanh tra không vượt quá thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Điều 38 Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 25/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2021). Trường hợp do sự kiện bất khả kháng dẫn đến cuộc thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được thì Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, thời gian tạm dừng cuộc thanh tra không tính vào thời hạn thanh tra.
    3. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra gửi Người ra quyết định thanh tra. Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
    a) Thời gian, địa điểm;
    b) Căn cứ pháp lý của việc gia hạn;
    c) Lý do gia hạn;
    d) Thời gian gia hạn;
    đ) Đối tượng gia hạn.
    4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 25 ban hành kèm theo Thông tư số 54/2017/TT-BCA ngày 15/11/2017 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 60/2014/TT-BCA ngày 18/11/2014 quy định biểu mẫu sử dụng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân.
    5. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi cho Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

    Trên đây là tư vấn về gia hạn thời hạn thanh tra.

    Gia hạn thời hạn thanh tra quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào?

    Gia hạn thời hạn thanh tra quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào? (Hình từ internet)

    Kết thúc thanh tra trực tiếp và báo cáo thanh tra là gì?

    Căn cứ Điều 22 và Điều 23 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về kết thúc và báo cáo kết quả thanh tra như sau:

    Điều 22. Kết thúc thanh tra trực tiếp
    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra và gửi cho đối tượng thanh tra biết.
    Điều 23. Báo cáo kết quả thanh tra
    1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp, căn cứ hồ sơ, tài liệu của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng, hoàn chỉnh Báo cáo kết quả thanh tra và gửi cho Người ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra cùng cấp (nếu Trưởng đoàn thanh tra không phải là Chánh Thanh tra). Trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà Trưởng đoàn thanh tra không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ thì Người ra quyết định thanh tra giao Phó Trưởng đoàn thanh tra hoặc giao thành viên Đoàn thanh tra xây dựng, trình Báo cáo kết quả thanh tra trong thời gian chưa có quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.
    2. Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra về dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. Thành viên Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về nội dung liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và các nội dung khác của dự thảo báo cáo trước Trưởng đoàn thanh tra. Ý kiến bảo lưu được thể hiện bằng văn bản gửi kèm theo Báo cáo kết quả thanh tra cho Người ra quyết định thanh tra và được lưu trong Hồ sơ thanh tra.
    3. Khi cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan và chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
    4. Báo cáo kết quả thanh tra bao gồm các nội dung sau:
    a) Tình hình, đặc điểm của đối tượng thanh tra có liên quan trực tiếp đến nội dung thanh tra và việc chấp hành Quyết định thanh tra;
    b) Đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân; các biện pháp mà Đoàn thanh tra đã áp dụng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong quá trình thanh tra; những ý kiến khác nhau khi nhận xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra của các thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
    c) Đề xuất, kiến nghị với Người ra quyết định thanh tra.

    Trên đây là tư vấn về kết thúc thanh tra trực tiếp và báo cáo thanh tra.

    saved-content
    unsaved-content
    12