Loading

11:40 - 30/09/2024

Quy định công bố quyết định thanh tra quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào?

Quy trình công bố quyết định thanh tra và việc thực hiện thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân được quy định chi tiết như thế nào, và ai là người chịu trách nhiệm chính?

Nội dung chính

    Công bố quyết định thanh tra là gì?

    Căn cứ Điều 17 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về công bố quyết định thanh tra như sau:

    - Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra.

    - Thành phần tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra, gồm:

    + Đoàn thanh tra;

    + Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra;

    + Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra có thể mời Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra.

    - Khi công bố Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, phạm vi thời gian thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. Việc công bố Quyết định thanh tra được lập thành biên bản lưu Hồ sơ thanh tra.

    Quy định công bố quyết định thanh tra quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào?

    Quy định công bố quyết định thanh tra quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng công an nhân dân như thế nào? (Hình từ internet)

    Tiến hành thanh tra là gì?

    Căn cứ Điều 18 Thông tư 128/2021/TT-BCA quy định về tiến hành thanh tra như sau:

    1. Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
    a) Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
    b) Việc giao, nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật.
    Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu:
    a) Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung thanh tra;
    b) Đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa đủ cơ sở để kết luận;
    c) Trong trường hợp cần kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra mời đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến làm việc hoặc yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
    2. Khi phát hiện hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra.
    3. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên hoặc Trưởng đoàn thanh tra thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
    4. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản.
    Kết thúc thanh tra tại mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập Biên bản thanh tra hoặc Biên bản ghi nhận kết quả thanh tra.

    Trên đây là tư vấn tiến hành thanh tra.

    saved-content
    unsaved-content
    12